Thành thạo Price Action trong 30 ngày

26/08/2024 bởi

Quách Gia

Thành thạo Price Action trong 30 ngày

Price Action là một phương pháp thuần từ xưa đến nay được các nhà giao dịch huyền thoại sử dụng. Hiện nay Price Action là một phương pháp phổ biến và có độ chính xác cao, dễ kết hợp với các chỉ báo để tăng hiệu quả giao dịch. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức để thành thạo phương pháp giao dịch

Ngày 1: Kế hoạch giao dịch

Price Action là phương pháp giao dịch theo hành động giá, tức anh em chỉ sử dụng nến Nhật (hoặc biểu đồ thanh) để giao dịch, mà không sử dụng đến bất kỳ nguồn thông tin nào khác, hay bất kỳ indicator nào. Rất nhiều anh em đã quen thuộc với phương pháp này.

Tuy nhiên, Price Action chuyên sâu đó lại hơi “dài dòng”, và anh em sẽ mất khá nhiều thời gian để đọc hiểu và áp dụng ngay vào giao dịch thực chiến. Chắc chắn sẽ có nhiều anh em muốn học Price Action và áp dụng được ngay trong thời gian ngắn nhất có thể, nhưng vẫn giữ được mức độ hiệu quả cao. Đó chính là nguyên nhân ra đời của “Thành thạo Price Action trong 30 ngày”.

Mình tin rằng với kinh nghiệm viết nhiều bài viết về Price Action cũng như kinh nghiệm phân tích thực chiến, anh em sẽ tin tưởng bài viết này.

“Thành thạo Price Action trong 30 ngày” là hệ thống kiến thức và biểu đồ thực chiến gồm 30 ngày học, nhanh gọn và mang tính thực chiến cao. Sau khi anh em đọc xong sê ri 30 ngày này thì có thể áp dụng Price Action vào giao dịch theo cách đúng chuẩn và có lợi thế cao nhất.

“Thành thạo Price Action trong 30 ngày” có tham khảo các kiến thức và ví dụ biểu đồ, và lược dịch nhiều phần từ tài liệu Price Action của PAVLeader, trong đó có điều chỉnh và thêm các ví dụ mới để phù hợp với thị hiếu giao dịch của Trader Việt Nam. Đây sẽ là kiến thức Price Action ngắn gọn nhưng mang tính thực chiến cao nhất.

Những chi tiết dông dài về khái niệm, nguồn gốc Price Action, những cái mang tính lý thuyết, dài hơi sẽ được lược bỏ toàn bộ. Hoài sẽ giữ lại những gì chắt lọc nhất, tinh khiết nhất, và thực chiến cao nhất của Price Action trong sê ri này.

Hôm nay là ngày 1, chúng ta học về Kế Hoạch Giao Dịch, gồm 5 bước. Mỗi bước đều gồm các thông tin về phương pháp, quản trị rủi ro và sự cân bằng cảm xúc theo từng bước như vậy.

Bước 1:

  • Phương pháp: chọn phương pháp giao dịch thuộc Price Action:
    • Đi Theo xu hướng;
    • Đi ngược xu hướng;
    • Giao dịch trong range;
    • Giao dịch breakout/mô hình
  • Quản trị rủi ro: xác định tổng vốn
  • Cảm xúc: Chuẩn bị nhật ký giao dịch

Bước 2:

  • Phương pháp: chọn công cụ cần dùng:
    • Đường trung bình;
    • Volume;
    • Đường xu hướng.
  • Quản trị rủi ro: lượng rủi ro cao nhất chấp nhận được trên mỗi trade (vd 2%)
  • Cảm xúc: Suy nghĩ nên làm gì khi gặp trade thua.

Bước 3:

  • Phương pháp: Chọn khung thời gian: tối ưu nhất là D1, có thể chọn H4 hoặc H1.
  • Quản trị rủi ro: Không;
  • Cảm xúc: bắt đầu để ý cảm xúc mỗi khi vào& thoát lệnh.

Bước 4:

  • Phương pháp: Chọn thị trường để trade: Forex, crypto, stock, hàng hoá
  • Quản trị rủi ro: xác định xem nên làm gì với lợi nhuận: rút ra hay để trong tài khoản
  • Cảm xúc: tránh vào lệnh theo cảm xúc;

Bước 5:

  • Phương pháp: xác định điểm vào & dừng lỗ & chốt lời
  • Quản trị rủi ro: tính toán khối lượng lệnh;
  • Cảm xúc: quên cái trade đi sau khi vào.

Ngày 2: Cấu trúc thị trường

Hôm nay sẽ là ngày học thứ 2: hiểu về cấu trúc thị trường (market structure)

Cấu trúc thị trường là thứ giúp ta xác định được xu hướng 1 cách chính xác và khách quan nhất. Không cần sử dụng indicator, cấu trúc thị trường sẽ trả lời ngay cho anh em câu hỏi: “nên buy hay sell” chỉ trong vài giây nhìn biểu đồ.

Cấu trúc thị trường chính là tập hợp các đỉnh đáy của các con sóng giá tạo thành 1 xu hướng có ý nghĩa.

Xu hướng tăng được xác định khi giá tạo thành 1 đỉnh cao hơn đỉnh trước VÀ 1 đáy cao hơn đáy trước.

Xu hướng giảm được xác định khi giá tạo thành 1 đỉnh thấp hơn đỉnh trước VÀ 1 đáy thấp hơn đáy trước.

Chỉ cần thiếu 1 trong 2 điều kiện trên thì ta coi như thị trường không tồn tại xu hướng và không thể giao dịch được.

Chiến lược giao dịch đối với thị trường có xu hướng sẽ khác với thị trường đi ngang hoặc không có xu hướng. Khi nhìn vào biểu đồ, điều đầu tiên anh em cần làm là xác định ngay thị trường đó có xu hướng không? Nếu có thì là gì?

Nếu biểu đồ anh em đang nhìn không cho thấy rõ cấu trúc thị trường thì thu nhỏ nó lại để thấy được nhiều thanh nến hơn.

Ví dụ: phân tích cấu trúc thị trường biểu đồ sau:

1 = Breakout trader vào lệnh buy
2 = Pullback trader vào lệnh buy
A = đáy cao hơn được xác định
B = đỉnh cao hơn được xác định
3 = giá kiểm tra lại vùng cung (supply zone)

Kể từ điểm A và B đầu tiên hoàn tất thì ta xác định biểu đồ này tồn tại xu hướng tăng, vì B là 1 đỉnh cao hơn đỉnh trước, và A là 1 đáy cao hơn đáy trước. Vùng giá giữa các cặp AB chính là khu vực vào lệnh của các trader theo chiến lược pull back (vào lệnh khi giá hồi lại). Trong 1 xu hướng khoẻ mạnh, giá sẽ tạo ra các con sóng hồi về khu vực AB, thời khắc giá vượt qua đỉnh B ta xác nhận xu hướng tăng được tiếp diễn.

Từ điểm A1, giá vượt qua đỉnh B tạo đỉnh B1, như vậy kể từ lúc này vùng giá A1B1 sẽ xác định xu hướng tiếp tục của market. Giá liên tục đi ngang trong vùng này, nếu vượt lên B1 thì ta xác nhận xu hướng tăng được TIẾP DIỄN (trend continuation), nếu vượt xuống A1 ta xác nhận xu hướng tăng CHẤM DỨT (trend termination).

Cần nhớ rằng xu hướng tăng chấm dứt không có nghĩa là đảo chiều (reversal). Đảo chiều chỉ xảy ra khi market hình thành 1 cặp đỉnh thấp hơn-đáy thấp hơn, xác nhận tồn tại xu hướng giảm.

Sẽ có những trường hợp xu hướng giảm đã hình thành, tuy nhiên xu hướng tăng trước đó vẫn chưa chấm dứt. Khi đó vẫn chưa được phép theo chiến lược SELL.

Ngày 3: 3 chiến lược Price Action mạnh mẽ nhất

Price Action có 3 chiến lược vào lệnh mạnh mẽ nhất:

1- Vào lệnh khi giá kéo ngược sau phá vỡ (pull back after breakout trades)
2- Vào lệnh khi có sự từ chối tại các vùng cung/vùng cầu (supply/demand rejection trades)
3- Vào lệnh khi giá phá vỡ (breakout trades)

Ví dụ 1:

Các số 1, 2, 3 tương ứng với 3 chiến lược vào lệnh theo Price Action như trên. Chỉ trong 1 biểu đồ anh em có thể thấy có rất nhiều vị trí để vào lệnh, và từng loại trader sẽ có cách kiếm lợi nhuận của riêng mình. Quan trọng hơn, anh em chỉ được chọn MỘT LOẠI duy nhất. Đừng ham hố mà ráng vào lệnh theo nhiều cách, anh em sẽ chỉ đem lại nhiều thua lỗ hơn thôi.

Điều này là do mỗi chiến lược đều cần thời gian rèn luyện và thử thách mới tạo ra được 1 tư duy cho người nhìn biểu đồ. 1 breakout trader sẽ chỉ nên tìm cơ hội breakout, và 1 pullback trader chỉ nên tìm cơ hội pull back.

Ví dụ 2:

Giá đang trong xu hướng tăng mạnh tới khi điểm 7 tạo ra 1 đáy cao hơn (Higher low), trùng với điểm 5, khiến cho vùng này trở thành 1 vùng cầu mạnh hơn. Để xu hướng thay đổi thì giá cần phải phá vỡ và đóng cửa dưới điểm 7 để tạo ra 1 đáy thấp hơn (LL), sau đó giá cần phải tạo ra 1 đỉnh thấp hơn (LH) điểm 8, tức theo thứ tự ta có xu hướng tăng bị phá vỡ, rồi xu hướng giảm được thiết lập.

giá phá vỡ vùng 46 và breakout trader vào lệnh tại 1. Giá tạo đỉnh cao hơn tại 8 nhưng không thể giữ được mà đảo chiều. Rơi xuống điểm 9 thì các pullback trader nhảy vào kỳ vọng giá tăng lên, nhưng chỉ tăng lên được tới 10 rồi giảm xuống. Đây là dấu hiệu suy yếu đầu tiên của xu hướng.

Ngay khi giá phá vỡ đáy 9 thì những breakout trader đã buy tại 1 sẽ hoảng loạn, và các pull back trader tại 9 sẽ sợ hãi. Lệnh bán khống máu lửa có thể vào trước tại đây nhưng nhớ rằng giá cần phải vượt qua 7 mới đảo chiều xu hướng.

Tại 11, giá đã phá vỡ xu hướng tăng, nhưng chưa hình thành xu hướng giảm, nhưng điều đó chỉ là vấn đề thời gian. Còn 1 kháng trở nữa chính là vùng demand lớn hơn bên dưới, khi vượt qua được vùng này thì giá sẽ rơi như 1 hòn đá.

Ngày 4: Hiểu đúng về vùng Cung – Cầu (Supply – Demand)

Hôm nay là 1 bài cực kỳ quan trọng, học xong anh em sẽ hiểu được 1 cách toàn diện thế nào là vùng cung – cầu. Vùng cung cầu quan trọng hơn nhiều so với hỗ trợ kháng cự. Bên cạnh đó anh em sẽ hiểu được cách vận dụng vùng cung cầu với việc phân tích cấu trúc thị trường để xác định các trade có xác suất cao.

Ôn lại: Cấu trúc thị trường đơn giản là các đỉnh cao hơn-đáy cao hơn, hoặc đỉnh thấp hơn-đáy thấp hơn, giúp ta biết được xu hướng và khi nào thì xu hướng đảo chiều.

Ví dụ: cấu trúc thị trường của BankNifty trên biểu đồ D1 trong 1 năm:

Chỉ cần lựa chọn ra các đỉnh – đáy quan trọng nhất và vẽ ra, ta sẽ có được cấu trúc thị trường và biết được xu hướng là gì.

Hỗ trợ kháng cự

Cũng là biểu đồ BankNifty nhưng ta vẽ các đường ngang để xác định hỗ trợ kháng cự. Để ý những cú vọt của giá (spike) và khoảng trống giá (gap):

Chỉ cần số đường như vậy là đủ để thấy các vùng giá quan trọng nhất trên biểu đồ này.

Tuy nhiên trên thị trường không có sự hoàn hảo và chính xác 100%, và các đường ngang này thì mang tính “hoàn hảo”quá cao. Giá không phải lúc nào cũng phản ứng chính xác tại các đường này, mà đôi lúc sẽ phản ứng sớm hơn 1 chút, đôi lúc lại lệch qua một chút.

Đúng vậy, ta cần các VÙNG GIÁ, không phải mức giá. Đây là lúc vùng cung cầu xuất hiện.

Ví dụ:

Để ý các vùng xanh đỏ cho giá khoảng trống để “thở” và di chuyển và vẫn mang tính chính xác cao. Giá có “ký ức” và chúng sẽ nhớ rằng tại 1 vùng quan trọng trong quá khứ nó đã từng có phản ứng, và sẽ phản ứng lại trong tương lai.

Các vùng này đều là những “cục nam châm”, chúng có lực hút giá. Vùng giá càng mạnh thì lực phản ứng sau khi chạm càng mạnh. Do đó nếu giá chạm vùng và đảo chiều ngay thì khả năng giá sẽ không phá được vùng đó. Tuy nhiên nếu giá chạm vùng và liên tục giữ ở vùng đó (dưới kháng cự/trên hỗ trợ), mà không chịu đảo chiều, thì khả năng giá phá được là cao. Để ý các tín hiệu nến đảo chiều quanh các vùng này.

Ví dụ 2:

Để ý vùng hỗ trợ cuối cùng xảy ra hiện tượng break-and-retest, tức phá vỡ và chạm lại, khi 1 hỗ trợ bị phá vỡ thì khi chạm lại nó sẽ đóng vai trò kháng cự.

Ví dụ 3: Để ý các vùng số tròn 500, 800 là các vùng quan trọng nhất.

Không khó để xác định các vùng này, nhìn bằng mắt thường ta chọn ra các hỗ trợ kháng cự có nhiều phản ứng giá nhất + quan sát hiện tượng break and retest + các vùng số tròn để xác định.

Ngày 5: Vùng Cung – Cầu (Supply – Demand) chuyên sâu

Tiếp nối ngày học trước về vùng cung cầu, anh em đã hiểu được sơ bộ vùng cung cầu là gì và cách xác định vùng cung cầu rồi. Hôm nay chúng ta sẽ học cách đọc hiểu phản ứng giá khi tiếp cận vùng cung cầu, 1 kỹ năng rất quan trọng đối với Price Action trader. Bài này sẽ giúp anh em vững vàng kiến thức về vùng cung cầu và giúp anh em xác định được các điểm đảo chiều xác suất rất cao.

Hành động giá tại vùng cung cầu

Ta biết rằng khi tiếp cận vùng cung cầu, giá có thể tôn trọng vùng đó hoặc xuyên thủng nó. Để tăng khả năng thắng, ta phải biết được khi nào giá sẽ tôn trọng, khi nào giá sẽ phá vỡ vùng đó. Quy tắc đầu tiên là vùng cung cầu được xác định phải đủ mạnh, tức phải có ít nhất 2 lần chạm bật của giá trước đó.

Mô tả hành động giáQuan sát gì khi giá tiếp cận vùng CungQuan sát gì khi giá tiếp cận vùng Cầu
Động lượng giảm dầnKích thước nến giảm dầnKích thước nến giảm dần
Kích thước thân nếnKích thước thân nến giảm dầnKích thước thân nến giảm dần
Bóng nếnBóng nến trên bắt đầu xuất hiệnBóng nến dưới bắt đầu xuất hiện
Các nến bóng dài từ chối giáCác bóng nến dài xuất hiện từ chối vùng cung. Bóng nến càng nhiều và càng dài vượt lên trên vùng cung thì tín hiệu càng mạnhCác bóng nến dài xuất hiện từ chối vùng cầu. Bóng nến càng nhiều và càng dài vượt xuống dưới vùng cầu thì tín hiệu càng mạnh
Màu sắc nến thay đổiNến bắt đầu đổi từ xanh sang đỏ (hoặc trắng sang đen)Nến bắt đầu đổi từ đỏ sang xanh (hoặc đen sang trắng)
Thanh nến thay đổi động lượng cuối cùngCuối cùng, nếu giá từ chối vùng cung, sẽ thấy 1 nến giảm giá đóng cửa dưới đáy của nến liền trước. Nếu nến này tạo đỉnh cao hơn nhưng lại đóng cửa thấp hơn đáy trước thì tín hiệu càng mạnhCuối cùng, nếu giá từ chối vùng cầu, sẽ thấy 1 nến tăng giá đóng cửa trên đỉnh nến liền trước. Nếu nến này tạo đáy thấp hơn nhưng lại đóng cửa cao hơn đỉnh trước thì tín hiệu càng mạnh.

Xác định chính xác vùng cung cầu

Dưới đây là cách xác định chính xác các vùng cung cầu mạnh mẽ nhất, ta nên chọn:
1, Các đỉnh đáy (swing high/swing low) gần đó
2, Các vùng giá có nhiều sự từ chối
3, Các vùng giá đóng vai trò cả hỗ trợ lẫn kháng cự
4, Các vùng giá tại đó giá bắt đầu di chuyển mạnh hơn & xa hơn
5, Các vùng giá đang được tôn trọng gần đây.

Ta có thể sử dụng thêm các yếu tố sau đây để tạo ra sự hợp lưu:

1, Hỗ trợ kháng cự động (MA/EMA 21, 50, 100, 200)
2, Đường xu hướng
3, Fibonacci hồi quy 38.2%, 50% hoặc 61.8%
4, Các nến đảo chiều/từ chối giá
5, Các vùng cản từ khung lớn (tuần/tháng/ngày)

Ngày 6: Giao dịch đa khung thời gian

Mô tả chiến lược

Chiến lược này sẽ giúp anh em tính toán chính xác thời điểm vào lệnh bằng cách sử dụng nhiều khung thời gian. Anh em sẽ dùng khung lớn để lấy tín hiệu chủ đạo và sử dụng khung thấp hơn PHÙ HỢP để chọn đúng thời điểm vào lệnh. Cách lý tưởng nhất là sử dụng 3 khung đồng thời với setup này, nhưng bạn có thể dùng tới 4 khung nếu chấp nhận được độ nhiễu và tốc độ của khung thấp thứ 4.

Ví dụ: bộ 3 khung D1-H1-M15

  • Khung chính lấy tín hiệu: D1
  • Khung thấp hơn để chọn thời điểm vào lệnh chính xác: H1 và M15 (15 phút)

Anh em có thể sử dụng các bộ 3 khung thời gian khác như sau:

  • MN1 (1 tháng), W1, D1 (giao dịch vị thế – position trading)
  • W1, D1, H4 (giao dịch sóng – swing trading)
  • D1, H4, H1 (swing – day trading);
  • H1, M15, M5 (day trading – scalping).

Price Action vẫn là nền tảng của chiến lược này.

Áp dụng trong các trường hợp nào

Chiến lược này có thể áp dụng rất tốt trong các trường hợp sau đây:

  • Giao dịch đảo chiều xu hướng: xác định các đợt đảo chiều sớm;
  • Breakout: Vào lệnh sau khi giá Breakout ra khỏi các vùng quan trọng rồi hồi quy lại;
  • Tiếp diễn xu hướng: Xác định các giao dịch đi theo xu hướng để ăn con sóng lớn nhất.

Như vậy có thể nói đây là 1 chiến lược rất đa năng, anh em hoàn toàn có thể sử dụng nó để giao dịch theo xu hướng cũng như là đảo chiều.

Điều kiện mua bán

Trên khung lớn (D1), anh em sẽ tìm:

  • Xu hướng chính và cấu trúc thị trường (xem lại ngày học 2: cấu trúc thị trường);
  • Các vùng cung cầu quan trọng (xem lại ngày 4 và 5 về vùng cung cầu)

Sau đó xác định các điều kiện sau trên khung H1:

  • Cú breakout ra khỏi các vùng cung cầu quan trọng;
  • Lần giá từ chối các vùng cung cầu quan trọng.

Điều kiện BUY:

  • Khi giá không thể giảm xuyên qua mà bật lại khỏi vùng cầu, đóng cửa trên đường ema 21 trên khung thấp nhất (M15)

Điều kiện SELL:

  • Khi giá không thể tăng vượt qua mà bật xuống khỏi vùng cung, đóng cửa dưới ema 21 trên khung thấp nhất (M15)

Có thể sử dụng volume làm điều kiện để lọc ra các entry chất lượng nhất.

Dừng lỗ:

  • Với lệnh BUY, dừng lỗ phải đặt dưới vùng cầu hoặc swing low trước đó;
  • Với lệnh SELL, dừng lỗ phải đặt trên vùng cung hoặc swing high trước đó.
  • Sau khi vào lệnh mà giá đi đúng có thể kéo SL lên/xuống bám theo giá.

Chốt lời:

  • Chốt lời tại các vùng cung gần nhất với lệnh BUY; tại vùng cầu gần nhất với lệnh SELL.

Ví dụ:

  • Khung D1: Có nến tín hiệu là 1 doji
  • Khung H1: giá bắt đầu vượt lên trên ema 21, chuyển sang M15 để time entry;
  • Khung M15: giá vượt lên swing high trước đó, entry BUY.

Ngày 7: Cách thoát lệnh để có lợi nhuận cao nhất

Hôm nay chúng ta sẽ đi tới phần thoát lệnh – cách thoát các vị thế sao cho đạt lợi nhuận cao nhất. Thoát lệnh là phần quan trọng, bởi lợi nhuận anh em kiếm được là nhờ thoát lệnh. Thực hiện phần này tốt, anh em sẽ bất khả chiến bại.

Nhiều người gặp vấn đề trong việc thoát lệnh, đôi khi điểm vào lệnh của họ là cực kỳ tốt nhưng điểm thoát lệnh lại không tốt, khiến cho lợi nhuận kiếm được không được cao, thậm chí là biến lời thành lỗ. Biết được khi nào nên thoát lệnh thậm chí còn quan trọng hơn là vào lệnh.

Ta sẽ đi qua 2 phần:

1- Cách xác định mục tiêu chốt lời
2- Cách xác định SL và trailing stop

Chúng ta sẽ sử dụng 2 cách để làm các việc trên:

1- Dùng phân tích kỹ thuật
2- Dùng tỷ lệ Risk:Reward

Ghi chú: Không có cách nào đúng trong mọi trường hợp. Dựa theo phong cách giao dịch và mức độ chịu đựng rủi ro, anh em có thể tự chọn ra 1 trong 2 cách mà anh em thấy phù hợp với bản thân mình. Quan trọng là anh em phải cảm thấy thoải mái với phương pháp đó.

Để đơn giản hoá mọi thứ, trong bài này chúng ta sẽ sử dụng phương pháp dùng tỷ lệ Risk:reward để tìm ra cách thoát lệnh. Với cách sử dụng phân tích kỹ thuật, anh em có thể dựa trên các yếu tố sau đây để tìm ra vị trí chốt lời tối ưu nhất:

1- Đỉnh (swing high) hoặc đáy (swing low) trước đó
2- Vùng cung cầu (supply/demand zone) trước đó
3- Sử dụng đường ema 21 để trailing stop. Với lệnh buy khi giá đóng cửa dưới ema 21 thì thoát lệnh, ngược lại với lệnh sell
4- Sử dụng chỉ báo Fractal để tìm ra các điểm Fractal
5- Đỉnh hoặc đáy của ngày liền trước
6- Các điểm pivot (được tính theo công thức) của ngày/tuần/tháng.

Giờ ta qua phần ví dụ theo tỷ lệ RR:Lấy RR bằng 1:2, tức với mỗi R rủi ro thì anh em mong kiếm lại lợi nhuận gấp đôi, tức 2R.
Khi anh em vào lệnh, thì khoảng cách từ entry tới Sl của anh em chính là 1R. Ví dụ BUY TSLA giá 100, SL 95 với mục tiêu 110 thì chính là rủi ro 1R để ăn 2R.Có 3 khả năng cho cái trade này:1- Giá di chuyển đến mục tiêu chốt lời
2- Giá không di chuyển và đi ngang trong 1 khoảng thời gian
3- Giá chạm SL1- Giá di chuyển đến mục tiêu chốt lời và trên con đường đó khi giá chạm 1R lợi nhuận thì anh em có thể:

  1. Dời Sl về hoà vốn (100) cho toàn bộ vị thế
  2. Chốt 50% lợi nhuận và giữ nguyên SL (95)
  3. Chốt 50% lợi nhuận và dời SL về hoà vốn (100)

Cả 3 phương án trên đều có điểm mạnh & điểm yếu của riêng chúng và mình hiểu là anh em biết điều này. Anh em buộc phải chọn 1 trong 3.

2- Giá đi ngang trong nhiều hơn 10 thanh nến sau khi vào lệnh. Tốt nhất nên thoát lệnh hoà vốn. Các lệnh tốt đều cho kết quả trong vòng 10 thanh nến đầu tiên.

3- Giá chạm SL thì thoát lỗ thôi.

Ngày 8: Cách lướt con sóng dài

Hôm nay chúng ta sẽ học cách lướt con sóng dài để đạt lợi nhuận cao nhất bằng Price Action. Bài học rất đơn giản thôi nhưng sẽ bao gồm nhiều mẹo lướt sóng dài rất hay và tâm huyết.

Lướt con sóng dài là gì

Lướt con sóng dài là 1 phương pháp giúp anh em kiếm lợi nhuận từ 1 con sóng kéo dài và có thể giữ vị thế đến khi con sóng đó đảo chiều. Nếu lướt con sóng trên khung lớn, anh em sẽ không cần quan tâm đến vị thế mỗi ngày và vẫn giữ lệnh đó đến khi xu hướng đảo chiều. Các quy tắc áp dụng giống nhau với xu hướng tăng và xu hướng giảm.

Cách xác định 1 xu hướng mới

Thường thì 1 xu hướng mới sẽ hình thành sau 1 đoạn đi ngang hoặc 1 range giá tích luỹ. Có nghĩa là giá di chuyển tích luỹ không xu hướng trong 1 giai đoạn rồi phá vỡ để khởi đầu xu hướng mới. Cái range này có thể kéo dài 50, 100, 200 thanh nến hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc vào khung thời gian anh em chọn. Vậy nên để xác định cặp tiền/cổ phiếu vừa có xu hướng mới, có thể tìm các cú phá vỡ đỉnh/đáy của 50/100/200 thanh nến trước đó, hoặc phá vỡ đỉnh/đáy của 52 tuần.

Nếu 1 cổ phiếu/cặp tiền/hàng hoá phá vỡ đỉnh/đáy của 50/100/200 ngày hoặc 52 tuần, ta có thể coi như nó vừa thiết lập 1 xu hướng mới.

Đây chính là quy tắc vào lệnh phá vỡ của các Turtle Trader huyền thoại, được dẫn dắt bởi Richard Dennis. Họ sẽ mua vào khi giá phá vỡ đỉnh của 52 tuần, và bán ra khi giá phá vỡ đáy của 52 tuần.
Giá sau khi tích luỹ thì có thể phá theo bất kỳ hướng nào (lên hoặc xuống), ta không thể biết trước được điều nó mà chỉ có thể phản ứng theo sau nó thôi.

1 cách khác là tìm các đỉnh cao hơn-đáy cao hơn hoặc đỉnh thấp hơn-đáy thấp hơn. Đó là các dấu hiệu của xu hướng.

Xu hướng cũng đang tồn tại nếu giá tôn trọng đường MA 50/100/200. đường MA thông số càng lớn thì xu hướng càng dài.

Đo lường độ mạnh xu hướng

Cách đo như sau:

  • Xu hướng mạnh: Giá không chạm/đóng cửa dưới EMA 10
  • Xu hướng tốt: Giá tôn trọng đường EMA 21
  • Xu hướng yếu: Giá thường xuyên qua EMA 10 & 21 và tôn trọng EMA 50.

Xung lượng của xu hướng (momentum): Được đo bằng chiều dài của các thanh nến. Nến càng dài thì xung lượng càng mạnh nên xu hướng càng có khả năng tiếp diễn. Các thanh nến ngắn và nhỏ thì có xung lượng yếu và khả năng đảo chiều cao. Khi sự đảo chiều dần đến, anh em sẽ thấy các thanh nến ngày càng ngắn và nhỏ lại, các thân nến rất nhỏ và đuôi nến dài ra (cho thấy sự từ chối).

Ngày 9: Cách lướt con sóng dài (tt)

Hôm nay chúng ta đi tiếp phần còn lại của bài học “cách lướt con sóng dài” nhé.

Cách tìm điểm vào lệnh

Có 2 phương pháp vào lệnh:

a, Breakout: Trên khung thời gian ngày (D1), nếu anh em muốn tìm điểm vào tốt nhất đối với lệnh BUY thì kiểm tra các điều kiện sau:

  • Giá đã phá vỡ đỉnh của 20 ngày gần nhất
  • Giá phải nằm trên đường EMA 21
  • Volume phải cao hơn trung bình của 20 ngày gần nhất.

Nếu các điều kiện trên thoả thì entry buy phía trên đỉnh của thanh nến breakout đỉnh của 20 ngày gần nhất.

b, Pull back: Một cách khác để vào lệnh là đợi cho giá chạm lại đường EMA 21 lần đầu tiên và nếu giá bị từ chối bởi đường EMA thì entry BUY STOP phía trên đỉnh của thanh nến ngày liền trước. Đây là 1 cách vào lệnh đáng tin cậy hơn với phần rủi ro thấp hơn. Trong trường hợp này SL sẽ nằm dưới đường EMA 21 hoặc dưới đáy của thanh nến ngày liền trước, tức là thanh nến mà ta BUY STOP phía trên đỉnh của nó. Đôi khi giá (thanh nến hiện tại) phá vỡ đáy của ngày hôm trước, cùng lúc đó chạm đường EMA 21 và phá vỡ đỉnh ngày hôm trước luôn – đây thậm chí là 1 điểm entry còn đẹp hơn bởi nó là dạng hình mô hình nến nhấn chìm tăng (bullish engulfing), vì thanh nến có đỉnh và đáy bao bọc toàn bộ thanh nến đằng trước nó. Không nên bỏ lỡ các cơ hội này.

Để giao dịch các xu hướng tăng mạnh và bền hơn, có thể buy các lần giá phá vỡ đỉnh của 50/100 ngày hoặc của 52 tuần. Với các vị thế sell thì các điều kiện bên trên chỉ cần làm ngược lại.

Cách lướt con sóng dài

Với xu hướng tăng:
Một khi xu hướng được thiết lập, ta tìm các con sóng điều chỉnh với volume thấp xuống đường ema 21 và tìm dấu hiệu giá bị đường ema này từ chối (tạo ra các pin bar hoặc nến bóng dưới dài khii chạm đường ema). Tìm các pin bar, nến nhấn chìm tăng, dragon fly doji, morning star hoặc bất kỳ mô hình nến tăng giá nào.

Với xu hướng giảm:
Một khi xu hướng được thiết lập, ta tìm các sóng điều chỉnh lên với volume thấp chạm đường ema 21 và tìm dấu hiệu giá bị đường ema 21 từ chối (tạo ra các pin bar hoặc các nến bóng trên dài). Tìm các nến shooting star (sao xẹt), dark cloud cover (mô hình mây đen bao phủ), nhấn chìm giảm, doji bia mộ, evening star hoặc bất kỳ mô hình nến giảm giá nào.

Cách đặt dừng lỗ

  • Với xu hướng tăng: dừng lỗ ban đầu nằm cách dưới swing low (đáy) gần nhất hoặc dưới đường EMA 21
  • Với xu hướng giảm: dừng lỗ phía trên đỉnh swing high gần nhất hoặc trên đường EMA 21.
  • Chốt lời ít nhất đạt RR 2:1.

Ngày 10: Hồi giá (pullback) vs đảo chiều (reversal)

Một yếu tố quan trọng trong phân tích cấu trúc thị trường là phải phân biệt được khi nào thị trường pullback – hồi quy ngược xu hướng, khi nào thị trường đảo chiều. Hai giai đoạn này đôi khi có các yếu tố rất giống nhau, nhưng nhầm lần giữa chúng sẽ khiến ta vào các vị thế ngược với hướng đi thị trường rất nguy hiểm. Bài này sẽ giúp anh em phân biệt 2 cái đó.

Đảo chiều về cơ bản chính là pullback nhưng bị thất bại, còn pullback bình thường là các pullback thành công. Cả hai đều có các đặc tính khác nhau và việc phân biệt giữa chúng là rất quan trọng.

Cùng theo dõi bảng sau để phân biệt các đặc tính giữa pullback và đảo chiều:

Yếu tốPullback (hồi quy)Reversal (đảo chiều)
Khối lượng giao dịchKhối lượng giao dịch có thể giảm bởi vì đó là các giai đoạn phe trader nhỏ lẻ chốt lời khiến giá đi ngược lại với xu hướng chủ đạoKhối lượng giao dịch có thể tăng vì trong đó có ảnh hưởng của các đợt xả hàng của tổ chức lớn (các vị thế lớn) khiến giá đảo chiều luôn xu hướng
Số lượng nếnCác sóng hồi quy đẹp nhất thường trong vòng 3-10 nếnChiếm nhiều hơn 10 thanh nến, đôi khi có giai đoạn đi ngang tích luỹ khá dài trước khi phá vỡ xuống và đảo chiều xu hướng
Đặc điểm của nếnThân nến/toàn bộ chiều dài thanh nến có thể giảm do đây là hành động giá yếu ớt và nhẹ nhàng hơn xu hướng chủ đạo. Khi pullback kết thúc và quay trở lại xu hướng chính thì nến bắt đầu dài trở lạiThân nến/toàn bộ chiều dài nến sẽ tăng, do lúc này biến động thị trường tăng lên do có ảnh hưởng của cá mập/tay to, các nến ngược chiều bắt đầu lớn hơn, thân nến dài ra hơn và các cú phá vỡ mạnh mẽ hơn
Dòng tiềnTrong xu hướng tăng, đợt điều chỉnh giảm thường thu hút lượng mua vàoRất ít hoặc hầu như không có lượng mua
Pivot (được tính bằng công thức)Không cắt & đóng cửa dưới pivot đáy gần nhấtSẽ cắt qua & đóng cửa dưới pivot đáy gần nhất
Các mức FibonacciCó thể điều chỉnh từ 38.2% xuống 61.8%Có thể vượt quá 61.8%
Đường xu hướngKhông phá vỡ đường xu hướngPhá vỡ đường xu hướng
Thời điểm tốt nhất để giao dịchSau khi cú phá vỡ kết thúc sóng điều chỉnh hoặc khi xu hướng cũ quay lạiCú phá vỡ chốt hạ xác nhận xu hướng đảo chiều với toàn bộ các yếu tố bên trên được thoả mãn. Hoặc có thể vào lệnh sau khi giá hồi lại sau phá vỡ

Ví dụ:

Cú breakout tại mũi tên đầu tiên đi kèm volume tăng, phá vỡ pivot đáy quan trọng. Đây chính là reversal.

Sóng hồi ngược lên tiếp theo chính là pullback với vollume giảm dần, chạm lại kháng cự trước đó rồi giảm trở lại.
Cú breakout mũi tên đầu tiên là đảo chiều, với volume cao, 3 nến đằng sau là pullback với volume rất nhỏ.

Ngày 11: Hệ thống Fractals để lướt sóng – nhồi lệnh

Bài hôm nay sẽ là 1 bài rất quan trọng, đây là 1 hệ thống giao dịch hoàn chỉnh kết hợp Price Action và Fractals để lướt con sóng dài và nhồi lệnh đi theo xu hướng. Nếu anh em biết áp dụng hệ thống này và tuân thủ kỷ luật sẽ kiếm được các con sóng lớn và nhồi thêm vị thế để kiếm lợi nhuận rất lớn.

Mô tả về Fractals

Chắc hẳn anh em đã từng nghe qua chữ Fractals trong trading rồi. Về cơ bản Fractals là các vùng cung cầu nhỏ được thiết lập theo cấu trúc thị trường hoặc theo cấu trúc tăng dần/giảm dần. Đây là các vùng mà trong quá khứ giá đã từng coi là hỗ trợ và kháng cự, tức là các vùng quan trọng trên biểu đồ.

Ở dạng đơn giản nhất, Fractals chính là các đỉnh đáy của con xu hướng – với xu hướng tăng là các đỉnh cao hơn-đáy cao hơn, và xu hướng giảm là đỉnh thấp hơn-đáy thấp hơn, tuy nhiên được biểu diễn rõ ràng bởi 1 chỉ báo kỹ thuật lên trên chart luôn (ta không cần phải tự xác định nữa). Đặc biệt nữa, khi có sự phá vỡ khỏi các vùng fractal này, ta có thể coi đó là tín hiệu vào lệnh breakout để đi theo xu hướng.

Ta có thể sử dụng fractal để xác định xu hướng, xác định sự đảo chiều sớm của xu hướng hoặc tìm các tín hiệu vào lệnh mua/bán phá vỡ.

Dạng của hệ thống

Hệ thống giao dịch Price Action kết hợp Fractals có dạng breakout – phá vỡ, tức là vào lệnh khi thị trường có 1 sự di chuyển mạnh (thường là đi kèm volume cao hơn), thoát ra khỏi 1 vùng tích luỹ hoặc 1 đỉnh/đáy trước đó. Lợi thế của breakout trading là có lợi nhuận ngay lập tức khi dự đoán đúng hướng breakout.

Hệ thống này còn có thể sử dụng để vào lệnh đảo chiều xu hướng (reversal). Khi có sự phá vỡ khỏi đường Fractal nằm dưới trong xu hướng tăng thì coi như xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Cách thêm chỉ báo

DOWNLOAD indicator Fractal Channel và cài vào MT4.

https://drive.google.com/file/d/1Ygt9Y7n1mDP2BI7Np46sVPpzHHr5Lip0/view?usp=sharing

Hoặc tìm “Fractal Channel” trên Tradingview.

Chi tiết hệ thống

Điều kiện Buy: Khi giá phá vỡ đường Fractal nằm trên

Điều kiện Sell: Khi giá phá vỡ đường Fractal nằm dưới

Dừng lỗ:

  • Với lệnh buy, dừng lỗ có thể nằm dưới EMA 21 hoặc dưới đường fractal dưới
  • Với lệnh sell, dừng lỗ có thể nằm trên EMA 21 hoặc trên đường fractal trên.

Chốt lời: Lướt con sóng đến khi giá đóng cửa dưới fractal dưới (với lệnh buy) hoặc trên fractal trên (với lệnh sell).

Khung thời gian: Hoạt động trên tất cả khung thời gian với tất cả thị trường.

Tỷ lệ lời lỗ: thấp nhất 1:2, có thể nhồi thêm vị thế khi có nhiều tín hiệu buy/sell liên tiếp để ăn được nhiều lợi nhuận nhất.

Ngày 12: Thấu hiểu và vận dụng Volume trong Price Action

Bài hôm nay sẽ là 1 bài rất quan trọng, chúng ta sẽ học về volume và mối quan hệ giữa volume và hành động giá. Nhiều anh em nói rằng volume không áp dụng được với thị trường Forex nhưng đó là 1 sai lầm, volume ở trên Forex mặc dù không được chính xác với tất cả các sàn nhưng biến nó thành 1 công cụ hữu dụng cho ta vẫn hoàn toàn khả thi.

Bài volume này sẽ được chia làm 2 ngày học, anh em nhớ ĐỂ LẠI COMMENT để được tag vào ngày tiếp theo nhé.

Mục tiêu là học được sức mạnh của việc sử dụng volume để phát hiện các trade xác suất cao và luôn chọn được hướng đi đúng của thị trường. Chúng ta sẽ còn học được cách lần theo dấu chân của các tay to để giao dịch.

Volume là gì và tại sao nó quan trọng

Volume cho thấy hành động mua và bán diễn ra trên 1 khung thời gian nhất định. Nó cho thấy mức độ hứng thú và quan tâm mà trader dành cho 1 mức giá nào đó và tạo ra động lượng cho giá di chuyển khi chạm mức đó. Nhiều người có hứng thú mua tại 1 vùng cầu cho thấy lượng cầu cao, và nhiều người có hứng thú bán tại vùng cung cho thấy lượng cung cao. Volume cho ta thấy sự cân bằng hoặc mất cân bằng giữa cung và cầu.

Nói cách khác, mức giá là thứ để thu hút người mua hoặc người bán, phụ thuộc vào mức giá nào mà họ cảm thấy là đủ cao để bán, hoặc đủ thấp để mua. Ví dụ tại 1 cửa hàng điện tử, không có nhiều người mua (ít volume), nhưng khi giảm giá 50% thì người ta bắt đầu quan tâm và mua nhiều hơn (nhiều volume)

Hiểu về volume 1 cách đơn giản hơn

Giả sử có 3 người (A=100kg; B=75kg; C=50kg) cùng leo lên 1 ngọn núi. Họ cực kỳ phấn khích và tràn đầy năng lượng khi mới bắt đầu leo. Vì đang khoẻ nên họ đi được khoảng cách rất tốt trong thời gian ngắn. Họ nghỉ giải lao giữa các chặng leo, và thời gian trôi đi thì họ bắt đầu thấm mệt, tốc độ của họ chậm lại dần. Trên đầu họ, ánh nắng mặt trời (yếu tố ngoại cảnh) bắt đầu đốt cháy họ và khiến họ kiệt sức hơn. Cuối cùng họ bỏ cuộc, không leo nữa.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo? Vì không thể leo cao hơn nữa nên họ bắt đầu lăn xuống núi với tốc độ tuỳ theo cân nặng của họ.

Ai sẽ chạm đất trước? Ai nặng hơn thì lăn xuống nhanh hơn. Vậy A sẽ chạm đất trước, xong tới B rồi cuối cùng là C.

Đây chính xác là câu chuyện của giá khi nó được kết hợp với volume. Trong đợt giảm giá nếu volume là cao hơn (người A) thì giá sẽ rơi nhanh hơn.

Ngày 13: 3 nguyên tắc Wyckoff & 7 yếu tố của 1 thanh nến

Bài hôm nay chúng ta sẽ học về 3 nguyên tắc Wyckoff và 7 yếu tố của 1 thanh nến, các kiến thức cực kỳ quan trọng để đọc và hiểu được volume kết hợp Price Action trong giao dịch.

3 nguyên tắc Wyckoff

3 nguyên tắc căn bản của Wyckoff:

1, Luật cung cầu: Khi cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng để đáp ứng được lượng cầu này, và ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm để hấp thụ hết lượng cung.

2, Luật nhân quả: Để có được 1 kết quả thì bạn phải có một nguyên nhân, và nguyên nhân sẽ được phản ánh toàn bộ vào kết quả đó. Nói cách khác, 1 lượng khối lượng giao dịch nhỏ sẽ chỉ có thể tạo ra được 1 lượng hành động giá nhỏ. Nếu nguyên nhân là lớn thì kết quả cũng sẽ lớn theo. Nếu nguyên nhân là nhỏ thì kết quả cũng sẽ nhỏ.

3, Luật cố gắng và kết quả: Hành động giá trên biểu đồ phải phản ánh được hành động của khối lượng. Hai thứ này luôn phải trong mối quan hệ hoà hợp với nhau, với cố gắng (chính là volume) sẽ tạo ra kết quả (chính là Hành động giá). Nếu chúng không hoà hợp với nhau tức là có sự bất thường và chúng ta phải nhận ra sự bất thường đó để giao dịch cho đúng.

7 yếu tố của 1 thanh nến

Dưới đây là 7 yếu tố của 1 thanh nến bất kỳ:

1, Giá mở
2, Giá đóng
3, Giá đáy
4, Giá đỉnh
5, Bóng trên
6, Bóng dưới
7, Phạm vi (chiều dài của thân nến – gọi là spread)

Volume bất thường và volume bình thường

Theo nguyên tắc số 3 của Wyckoff, sự cố gắng và kết quả phải đi đôi và hoà hợp với nhau. Điều này có nghĩa là phạm vi của 1 thanh nến phải hợp với volume đi kèm thanh nến đó. Nếu nó không hợp nhau tức là có vấn đề và chúng ta phải nghi ngờ, cẩn trọng với thanh nến đó. Nói một cách đơn giản, nếu 1 người ốm yếu gầy trơ xương mà lại chiến thắng trong cuộc thi đô vật thì phải xét xem thằng đó có dùng doping hay không.

Có rất nhiều trường hợp mà chúng ta cần phải phân tích để hiểu được khái niệm này một cách hoàn chỉnh. Ở đây chúng ta đã có 1 ảnh màn hình được biên soạn lại từ quyển sách nổi tiếng của Anna Coulling – A complete guide to volume price analysis), như sau:

Hình trên ghi lại các trường hợp bình thường và bất thường giữa các thanh nến và cột volume đi kèm với nó. Có thể hiểu đơn giản là thanh nến lớn đi kèm volume lớn là bình thường, thanh nến nhỏ-volume nhỏ là bình thường; nến lớn-volume nhỏ hay nến nhỏ-volume lớn là bất thường.

Tương tự giá tăng-volume tăng hoặc giá giảm-volume tăng là bình thường. Giá tăng-volume giảm hoặc giá giảm-volume giảm là bất thường.

Ngày 14: Đoán định Cá Mập bằng phân tích Volume

Bài hôm nay ta sẽ học cách đoán định hành vi Cá Mập bằng phân tích volume, bài này là bài quan trọng nên anh em phải chú ý.

Dòng tiền thông minh đủ thông minh để thao túng 1 cổ phiếu nhưng nó sẽ luôn để lại dấu chân cũng như các dấu hiệu. Tất cả những gì chúng ta cần làm là học cách đọc hiểu các dấu hiệu đó và trade theo chúng. Dưới đây là 10 quy tắc vàng để theo chân cá mập bằng cách phân tích volume:

1, Giá nên tăng với volume ổn định trong xu hướng tăng, và nên giảm với volume ổn định trong xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu rất bình thường và nếu giá và volume không tuân theo quy tắc này thì đã có gì đó bất thường và ta nên phát hiện ra cái bất thường đó.

2, Nếu giá tăng với volume cao hơn trung bình và biên độ tăng lớn hơn trung bình, khả năng cao là thanh nến tiếp theo sẽ tăng cao hơn tỷ lệ với cột volume của nó. Nếu không có thanh nến nào tăng cao hơn thì hãy thận trọng với các lệnh buy của bạn.

3, Ngược lại vẫn có thể áp dụng được với xu hướng giảm (nếu giá không thể giảm sâu hơn được sau 1 thanh nến giảm lớn thì có nghĩa lực bán đã được hấp thụ hết bởi các tay to). Nếu giá giảm 1 thanh lớn nhưng không giảm tiếp được nữa mà hình thành 1 inside bar nhỏ với volume bằng 50% hoặc cao hơn so với thanh nến trước, hãy tránh vào lệnh sell và chờ đợi thanh tiếp theo. Trong trường hợp này đáy của thanh nến lớn và thanh inside bar là rất quan trọng, nếu không bị phá vỡ thì khả năng rất cao giá sẽ bắt đầu tăng trở lại bởi lực bán đã được hấp thụ hết bởi cá mập.

4, Nếu giá vượt qua 1 đỉnh nhưng lại đóng cửa thấp hơn đỉnh đó và để lại 1 bóng nến trên, thì khả năng là có 1 con cá mập đang hấp thụ các lệnh mua ở phía trên. Kỳ vọng rằng khi giá quay trở lại vùng có cái đuôi nến đó thì phe gấu sẽ đạp giá xuống thêm 1 lần nữa. Nếu 1 cổ phiếu bị từ chối 3 lần tại cùng 1 vùng giá thì khả năng nó sẽ rơi nặng nề sau đó. Nếu thanh nến tiếp theo đóng cửa thấp hơn đáy của nến trước thì khả năng giá sẽ còn giảm tiếp (mô hình bearish engulfing – nhấn chìm giảm).

5, Nếu anh em thấy 1 pin bar có thanh volume gấp đôi so với bình thường tại 1 vùng cầu hoặc hỗ trợ thì khả năng giá tăng mạnh là RẤT CAO. Tương tự, nếu thấy nến búa ngược (inverted hammer) hoặc doji bia mộ (gravestone doji) tại vùng cầu hoặc kháng cự với thanh volume gấp đôi so với bình thường, khả năng là tay to đang bán xuống và giá sẽ giảm.

Ngày 15: 10 Quy Tắc Vàng để dự đoán hướng đi Cá Mập

Quy tắc 6: Sau 1 đợt bán tháo mạnh mẽ (thanh nến lớn với cột volume tăng vọt), giá tích luỹ 1 thời gian trước khi tăng trở lại (nếu sự tích luỹ là thật). Đợt tăng giá trở lại đầu tiên thường sẽ thất bại (những cú đảo chiều dạng chữ V rất là hiếm gặp) nên khả năng cao là giá sẽ test lại đáy trước.

Lúc này lượng cung được kiểm tra lại để rũ bỏ các tay chơi yếu ớt. Đôi khi giá sẽ phá vỡ đáy trước với volume yếu và giá sẽ ngay lập tức bật ngược trở lại. Việc này là để săn stop loss và loại bỏ những con bò yếu đuối. Sau đó ta tìm kiếm những lần giá chạm vùng cung với volume thấp trước khi giá bật tăng lên đảo chiều sang tăng.

Quy tắc 7: Khi bạn thấy 1 đuôi nến trên dài với volume cực cao (ít nhất gấp 2-3 lần so với volume trung bình 20 thanh nến liền trước) & giá đóng cửa thấp hơn mức 50% của chiều dài thanh nến, điều đó có nghĩa là 1 lượng cung lớn đã được chuyển từ cá mập sang cá con bởi dòng tiền thông minh. Bất kỳ lần tăng giá nào trở lại quanh đuôi nến dài đó (với volume yếu hơn và nến yếu hơn) đều có thể bị bán đè xuống và ta có thể vào sell. Ngược lại cũng đúng với các thanh nến đuôi dưới cực dài với volume cực cao. Bất kể lần chạm lại vùng đuôi nến dài đó nào đều có thể mua lên được nếu mô hình giá là đủ đẹp.

Quy tắc 8: Các giao dịch breakout thành công (phá vỡ khỏi vùng giá đi ngang, khỏi đường xu hướng, mô hình giá hay bất kỳ dạng phá vỡ nào) đều phải có volume tăng cao tại cú phá vỡ và giảm trở lại tại cú điều chỉnh sau đó. Nếu không giống như vậy thì khả năng thất bại sẽ cao.

Quy tắc 9: Hãy nhớ rằng trong 1 xu hướng giảm mạnh, sau khi giá phá vỡ thành công lần đầu tiên, giá sẽ còn cố gắng giảm xuống thêm 2-4 lần nữa rồi mới tới 1 đợt đảo chiều. Để ý cách giá tiếp cận đường ema 21 sau cú phá vỡ thành công đầu tiên (trong nhiều trường hợp giá thậm chí không chạm đường ema 21 và giảm mạnh hơn). Để ý volume của nến tăng vs nến giảm. Để ý kích thước của các thanh nến và cột volume của thanh nến chạm lại vùng cung gần nhất. Volume phải thấp hơn so với lần gần nhất giá retest vùng này trước đó. Nguyên tắc ngược lại cũng đúng với xu hướng tăng.

Quy tắc 10: Lần cố gắng phá vỡ vùng kháng cự/hỗ trợ đầu tiên thường sẽ bị yếu, trong khi đó các lần thứ 2 và 3 sẽ mạnh mẽ hơn và ít ra bạn có cái để so sánh. Do đó khả năng thành công tại lần phá vỡ thứ 2 trở lên sẽ cao hơn. Hãy kiên nhẫn.

Ngày 16: Thực chiến phân tích Volume để lần theo Cá Mập

Anh em đọc lại 2 bài trước về Phân tích volume để hiểu cách đọc hiểu volume và lần theo hướng đi Cá mập nhé. Bài này ta sẽ đi vào các ví dụ thực chiến cách đọc hiểu volume này và không bàn về lý thuyết nữa.

Phân tích gì trên 1 biểu đồ gồm giá & volume

1, Xác định xu hướng & các vùng cung cầu tiềm năng. Làm việc này để có được bối cảnh và bức tranh toàn cảnh. Hãy phân tích trong khoảng 200 thanh nến trong 1 màn hình.

2, Để ý các thân nến và cột volume tương ứng gần các vùng cung cầu để tìm các thanh nến tín hiệu vào lệnh & vùng giá quan trọng.

3, Nếu anh em thấy Nến thân lớn với cột volume ít nhất gấp đôi volume trung bình 20 ngày (càng lớn càng tốt), hãy để ý. Điều này có nghĩa là dòng tiền thông minh đang dịch chuyển và vùng giá này sẽ tiềm năng để vào lệnh. Hãy luôn trade tại những nơi có chuyển biến lớn. Đây chính là Thanh Nến Tín Hiệu của anh em.

4, Nếu thanh nến tín hiệu này nằm tại vùng cung (nhìn sang bên trái xem có đợt bán tháo nào từ vùng này hay có đuôi nến dài nào để lại không). Để ý chiều dài thân, khối lượng và giá đóng cửa thanh nến đó. Phần lớn ta sẽ thấy được ý định của Cá mập thông qua thanh nến này.

5, Quan sát kỹ 2-5 thanh nến tiếp theo (đôi khi nhiều hơn) để thấy chuyển động giá sau đó và vào lệnh

Ví dụ 1:

Mỗi khi giá tiếp cận vùng hỗ trợ (đường đỏ) thì volume giảm dần. Giá phá vỡ hỗ trợ bằng các cột volume tăng vọt, tức cú phá vỡ chất lượng. Giá test vùng cung với volume thấp và giảm bằng các thanh nến lớn với volume lớn. Như vậy thanh nến lớn đầu tiên (sau nến nhỏ test lại vùng cung) chính là thanh nến tín hiệu, entry sell ngay dưới đáy thanh này.

Tại ô vuông thứ 2, thanh nến chính giữa là pin bar có đuôi chạm lại đường ema 21 + volume cực lớn, chính là thanh tín hiệu, entry sell dưới đáy thanh này.

Ô cuối cùng: volume rất lớn, ở đây cá mập đang mua vào. Không sell nữa.

Ví dụ 2: tiếp tục ví dụ 1

Giá bị mắc kẹt dưới đường xu hướng giảm với volume xuyên suốt là thấp. Khi bắt đầu phá vỡ lên đường xu hướng thì volume bắt đầu tăng dần. Entry buy khi thấy volume tăng + nến retest đường ema.

Cú breakout có volume tăng mạnh mẽ. Đây là cú breakout rất tốt.

Ví dụ 3:

(từ trái sang phải) Giá chạm lại đường ema với các cột volume cao, hoàn toàn có thể sell được tại các vị trí này.

Vùng hỗ trợ (đường đỏ) bị phá vỡ bằng nến giảm lớn + volume lớn, khẳng định xu hướng giảm được tiếp diễn.

Gap nhảy xuống tạo đáy mới nhưng không giảm thêm được + volume lớn —> lực bán được hấp thụ toàn bộ.

Phân tích tương tự với phần còn lại của chart.

Ngày 17: Tất tần tật về mô hình nến Nhật

Bài này sẽ là bài tổng hợp tất tần tật về mô hình Nến Nhật, được gọi là tuyệt kỹ mô hình Nến Nhật. Chỉ trong 1 bài này thôi anh em sẽ được học toàn bộ những gì cần biết về nến Nhật, cách tốt nhất để giao dịch chúng và cách tăng xác suất thắng khi sử dụng phương pháp này.

4 yếu tố của 1 thanh nến

Trước khi đi vào bất kỳ mô hình nến nào ta cần phải thấu hiểu 4 yếu tố mà bất kỳ thanh nến nào cũng có, và ý nghĩa của chúng:

1, Thân nến: cho thấy sức mạnh của thanh nến

  • Các cây nến tăng có thân dài, cho thấy lực mua đang cao hơn và hành động tăng giá đang diễn ra nhanh và mạnh;
  • Nến chiều dài của thân nến tăng dần, xu hướng đang tăng tốc và sẽ còn khả năng tiếp diễn;
  • Nếu chiều dài của thân nến giảm dần, xu hướng đang đi đến điểm kết thúc do sức mạnh của 2 phe bắt đầu ngang bằng nhau;
  • Chiều dài thân nến ổn định tức xu hướng hiện tại đang ổn định;
  • Nếu thị trường từ các nến tăng dài đột ngột chuyển sang các nến giảm dài, nó cho thấy sự thay đổi đột ngột của động lực và sự đảo chiều sắp diễn ra.

2, Bóng nến: cho thấy độ biến động

  • Bóng dài là dấu hiệu không chắc chắn (uncertainty) bởi vì khi đó cả phe mua và bán đang đánh lộn dữ dội, nhưng chưa phe nào giành phần thắng;
  • Bóng dưới thể hiện lực mua lên; bóng trên thể hiện lực bán xuống;
  • Bóng ngắn tức thị trường ổn định, độ biến động thấp;
  • Các xu hướng ổn định thường có các nến có bóng ngắn, bởi khi đó chỉ có 1 phe đang thắng thế.

3, Chiều dài thân nến so với đuôi nến

  • Trong xu hướng mạnh, thân nến thường dài hơn nhiều so với đuôi nến;
  • Khi xu hướng chững lại, tỷ lệ thân nến so với đuôi nến thay đổi, đuôi nến bắt đầu dài hơn và chiếm nhiều chiều dài toàn bộ cây nến hơn, vì khi đó lực chốt lời bắt đầu xuất hiện;
  • Các giai đoạn đi ngang và chuyển giao xu hướng thường có các cây nến đuôi dài và thân nhỏ.

4, Vị trí thân nến

  • Nếu anh em thấy bóng nến chiếm phần lớn toàn bộ cây nến và thân nến nằm lệch hẳn về 1 phía, đó là sự từ chối của thị trường, và được gọi là setup pin bar. Kỳ vọng có sự đảo chiều sau 1 pin bar;
  • Khi nến có bóng trên và bóng dưới dài ngang nhau và thân nến gần như không có, đó là sự phân vân. Đồng thời là sự cân bằng giữa phe mua và phe bán.
  • Khi kết hợp các yếu tố bên trên lại, ta sẽ được rất nhiều thông tin mà thị trường đang kể chỉ từ 1 thanh nến duy nhất. Khi kết hợp nhiều thanh nến với nhau, ta sẽ thấy được chuyển động của thị trường và tất cả các thông tin liên quan, đủ để giao dịch.

Tổng hợp mô hình nến Nhật

Bảng tổng hợp mô hình nến Nhật:

Ngày 18: 4 thiết lập trade xác suất thắng 80%

Bài này là 4 thiết lập trade với xác suất thắng cao hơn 80%, nếu biết cách phát hiện thiết lập và giao dịch đúng theo quy tắc của thiết lập thì xác suất thắng có thể còn cao hơn nữa. Bài này là 1 trong những bài chủ chốt của sê ri Thành thạo Price Action trong 30 ngày, anh em nên BẤM CHIA SẺ để lưu lại và đọc lại khi cần.

Hiểu đúng về thiết lập trade

Thiết lập trade (trading setup) là 1 mẫu hình giá, 1 mẫu hình nến hoặc bất kỳ dạng hành động giá nào cho trader biết là đã đến thời điểm đặt lệnh. Thiết lập trade cũng giống như chiếc đèn xanh cho trader đặt lệnh vậy, khi chiếc đèn này được bật lên thì trader được phép (và bắt buộc) phải đặt lệnh.

Thiết lập trade tốt sẽ thực hiện được 2 nhiệm vụ chính:
1, Xác định thời điểm vào lệnh chính xác (timing)
2, Xác định khoảng dừng lỗ hợp lý để có tỷ lệ lời lỗ (risk reward ratio) cao.

Như vậy thiết lập trade tốt phải vừa cho ta biết chính xác thời điểm vào lệnh vừa có dừng lỗ hợp lý (không quá rộng cũng không quá hẹp). 2 yếu tố này tạo ra lợi thế để trade kiếm tiền.

4 thiết lập trade xác suất thắng 80%

Có 4 thiết lập trade chính:
1, Tiếp diễn xu hướng
2, Ngược xu hướng
3, Đảo chiều xu hướng
4, Giao dịch khi giá phá vỡ khỏi vùng giá đi ngang.

Công cụ sử dụng cho toàn bộ 4 thiết lập: biểu đồ nến và đường ema 25.

Giải thích và ví dụ cho từng thiết lập:

1, Tiếp diễn xu hướng: là giao dịch sau 1 con sóng kéo ngược (pullback) để đi theo xu hướng chủ đạo. Đây là thiết lập có xác suất thắng cao nhất.

Ví dụ:

Đường ema 25 cho thấy xu hướng tăng chủ đạo, ta nhắm đến việc buy sau con sóng điều chỉnh giảm đầu tiên (nến 1-4). Vẽ đường xu hướng giảm 1T, sau khi nến 4 đóng cửa (nến tăng) thì buy stop phía trên đỉnh nến.

Sóng 7-8 thì chưa chạm đường ema nên bỏ qua.

Sóng 9-11: buy stop phía trên nến 11.

Nhớ rằng sóng pullback vẽ được đường xu hướng thì sẽ có xác suất trade cao nhất.

2, Ngược xu hướng: là vào lệnh khi giá bị quá độ (sell khi quá mua, buy khi quá bán), cơ bản là để ăn con sóng hồi mà thôi.

Ví dụ:

Giá chạm vùng số tròn 1.355 tại đáy thanh 11, nến sau đó là nến tăng mạnh, buy ngay khi nến này đóng cửa.

3, Đảo chiều xu hướng: là vào lệnh khi thấy xu hướng có dấu hiệu đảo chiều, nhắm đến việc ăn nguyên xu hướng mới.

Ví dụ:

Mô hình vai đầu vai (nến 678), phá vỡ rồi nhưng chưa vào lệnh được. Ta đợi giá hồi lên retest kháng cự 1 nến rồi sell. Sell tại đáy nến 10 và ăn nguyên sóng giảm đằng sau.

4, Giao dịch phá vỡ khỏi vùng giá đi ngang: là vào lệnh sau khi giá phá vỡ khỏi range và hồi lại retest.

Ví dụ:

Giá phá vỡ đỉnh range 156 và hồi lại theo sóng 13-15, buy phía trên nến 15.

Ngày 19: Giao dịch Breakout chuyên sâu

Hôm nay chúng ta sẽ học cách giao dịch Breakout chuyên sâu, cách để lựa chọn thời điểm (timing) cú Breakout và trade phá vỡ sao cho có xác suất thắng cao nhất. Anh em có thể rèn luyện để biến Breakout thành phương pháp giao dịch chủ đạo của mình và kiếm tiền trên thị trường, không cần thiết phải học nhiều phương pháp làm gì.

Tổng quan về phương pháp breakout

Nên nhớ rằng breakout là phương pháp có lợi thế cao, bởi ngay thời điểm vào lệnh cũng là lúc thị trường biến động mạnh, ta sẽ nhanh chóng có lợi nhuận ngay lập tức nếu chọn đúng hướng phá vỡ.

Tuy nhiên, điểm yếu của các phương pháp breakout thông thường sẽ là khoảng cách dừng lỗ quá lớn và tại lúc vào lệnh, ta không có cách nào để xác nhận rằng cú breakout sẽ thành công hay không. Do đó ta sẽ chờ đợi 1 chút để cú breakout cho thấy mức độ tiềm năng của nó rồi mới vào lệnh. Ta sẽ đợi giá kéo ngược (pullback) lần đầu tiên hoặc lần thứ hai xuống đường ema 21 rồi tìm cơ hội vào. Các cú breakout đủ mạnh mẽ sẽ kéo ngược về đường ema 21 trước khi quay lại xu hướng chủ đạo.

Còn cách đặt dừng lỗ thì sao? Kinh nghiệm cho thấy rằng các đỉnh (swing high) hoặc đáy (swing low) lân cận sẽ là vị trí đặt SL tốt nhất. Với breakout tăng giá, SL sẽ nằm dưới swing low gần nhất và với breakout giảm giá, SL sẽ nằm trên swing High gần nhất.

Phương pháp giao dịch Breakout

Bất kỳ cú breakout nào cũng thuộc 1 trong 3 kết quả:

1- breakout xong giá đi theo hướng Break ngay lập tức, rất nhanh và mạnh mẽ và không có kéo ngược (phải đặt SL rộng nếu muốn vào lệnh ngay khi breakout xảy ra)

2- breakout xong giá kéo ngược về vùng vừa breakout (tiềm năng chạm lại đường ema 21) rồi đi tiếp xu hướng (vào lệnh tại con sóng kéo ngược để có SL ngắn)

3- breakout thất bại và giá chạm SL khi phá vỡ swing high/low trước đó (có SL rộng)

Cơ bản ta có 2 cách giao dịch breakout:

1- đặt sẵn lệnh chờ để khi giá breakout cũng là lúc lệnh khớp: điểm mạnh là không bỏ lỡ cú breakout nào, điểm yếu là Sl rộng và rất thường xuyên phải giữ lệnh âm vì giá pullback sau breakout.

2- chờ giá breakout xong, chờ pullback rồi vào lệnh: điểm mạnh là SL ngắn và sẽ có các lần vào lệnh xong là giá đi tiếp xu hướng; điểm yếu là đôi khi winrate sẽ thấp do không biết giá pullback tới mức nào mới đi tiếp xu hướng.

Ghi chú: sau 1 cú phá vỡ, ta Nên Xác định vùng pullback tiềm năng mà giá có thể sẽ chạm lại trước khi đi tiếp xu hướng.

Ví dụ:

Các vùng màu hồng, xanh lơ và xanh lá là vùng tiềm năng giá có thể sẽ kiểm tra lại trước khi đi tiếp xu hướng tăng sau cú breakout. Vùng này kéo dài từ điểm breakout tới swing low gần nhất liền trước.

Ngày 20: Bắt đỉnh đáy thị trường chỉ bằng 1 đường EMA

Bài này sẽ là tuyệt chiêu bắt đỉnh đáy thị trường chỉ bằng 1 đường EMA, không hề khó hay phức tạp chút nào. Price Action kết hợp với đường EMA sẽ còn mạnh mẽ hơn sử dụng price action thuần tuý rất nhiều, bởi đường EMA sẽ cho chúng ta 1 cách nhìn khách quan hơn về xu hướng thay vì cấu trúc đỉnh đáy thông thường.

Cơ bản cách áp dụng đường ema

Đường ema (exponential moving average) cũng là 1 đường ma thông thường, tuy nhiên có công thức khác 1 chút để khiến ema bám sát giá hơn, nhạy hơn với chuyển động giá. Để cùng 2 đường ma và ema lên biểu đồ anh em sẽ thấy đường ema sẽ phản ứng nhanh hơn với giá.

Đường ema chúng ta sử dụng trong bài này là ema 21, trên tất cả khung thời gian giao dịch.

Sử dụng ema để xác định xu hướng & độ mạnh xu hướng:

Trên tất cả các khung thời gian:

  • Xu hướng tăng tồn tại khi đường ema 21 dốc lên và giá giao dịch nhất quán phía trên ema;
  • Xu hướng giảm tồn tại khi đường ema 21 dốc xuống và giá giao dịch nhất quán phía dưới đường ema;
  • Không có xu hướng (hoặc đi ngang) khi ema 21 đi ngang giá xuyên lên xuống liên tục đường ema mà không đi theo 1 hướng nào.

Có thể thấy cách xác định xu hướng theo ema 21 đơn giản và khách quan hơn nhiều so với đỉnh đáy thông thường theo price action.

Bảng xác định độ mạnh xu hướng theo độ dốc của đường ema 21:

  • Xu hướng tăng: ema 21 dốc theo hướng 1h-2h30 pm
  • Càng hướng về mốc 1h pm thì xu hướng càng mạnh
  • Càng hướng về mốc 2h30pm thì xu hướng trung bình
  • Xu hướng giảm: ema 21 dốc xuống theo hướng 3h30-5h pm
  • Càng hướng về mốc 5h pm thì xu hướng giảm càng mạnh
  • Càng hướng về mốc 3h30 pm thì xu hướng giảm trung bình
  • 2h30-3h30 pm: khu vực đi ngang, không giao dịch.

Lưu ý rằng bảng này được tổng hợp từ kinh nghiệm cá nhân, với 1 vài thị trường đặc thù thì kết quả sẽ có xê dịch nhất định.

Sử dụng đường ema để bắt đỉnh đáy thị trường

Cách 1: Chờ đợi tín hiệu từ chối (rejection)

Trong xu hướng giảm, chờ giá pullback lên đường ema 21 sau đó hình thành nến có đuôi trên dài thì sell stop dưới đáy nến đó, dừng lỗ phía trên đỉnh

Trong xu hướng tăng, chờ giá pullback xuống đường ema 21 sau đó hình thành nến có đuôi dưới dài thì buy stop phía trên đỉnh nến đó, dừng lỗ dưới đáy.

Không vào lệnh trong thị trường đi ngang.

Ví dụ:

Cách 2: Chờ đợi 1 cú nén chặt (squeeze)

Cú nén chặt xuất hiện khi giá bị nén giữa 2 yếu tố kỹ thuật, ở đây là đường ema và 1 đường xu hướng. Khi giá phá vỡ khỏi cú nén thì ta tiến hành vào lệnh.

Ví dụ:

Giá bị nén chặt trong đoạn nến 5-11 giữa ema và đường xu hướng giảm nét đứt, buy stop phía trên nến 11.

Giá bị nén chặt trong đoạn nến 13-15, buy stop phía trên đỉnh nến 15.

Ngày 21: Cách vượt qua nỗi sợ hãi khi vào lệnh

Bài này sẽ là 1 bài nhẹ nhàng về tâm lý giao dịch, sau khi chúng ta đã đi qua khá nhiều các bài viết học thuật về Price Action. Bước đầu tiên là phải vượt qua được nỗi sợ khi đặt lệnh.

Nỗi sợ khi đặt lệnh sẽ diễn ra một cách tự nhiên đối với tất cả trader sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, và thông thường sẽ bao gồm 3 nguyên nhân:

  1. Trader không có niềm tin và sự tự tin vào hệ thống giao dịch của anh ta
  2. Trader không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc quản lý vốn và tính toán khối lượng lệnh
  3. Trader đang vay mượn hoặc sử dụng tiền không phải của bản thân để giao dịch.

Nỗi sợ khi vào lệnh rất nguy hiểm, nó khiến trader bẻ cong lợi thế của hệ thống và bỏ qua nhiều cơ hội giao dịch tốt (trong khi ngược lại, lại chấp nhận các cơ hội giao dịch tệ). Anh em hãy tuân theo 3 nguyên tắc sau để đẩy lùi nỗi sợ khi vào lệnh và có những vị thế vào thật chắc chắn và tự tin.

Hãy tin tưởng vào hệ thống

Sự không tin tưởng vào hệ thống chỉ có thể do nguyên nhân là chưa giao dịch đủ lâu, đủ nhiều với hệ thống đó, hoặc chưa kiểm chứng quá khứ (backtest) nó mà thôi. Chọn hệ thống giao dịch cũng như chọn vợ vậy, phải ăn, ngủ, làm việc, chơi đùa, tâm sự và bầu bạn với nó hết ngày này sang ngày khác thì mới có thể hiểu nó được và có niềm tin vào nó được.

Khi giao dịch với 1 hệ thống đủ lâu (1 năm trở lên), anh em sẽ dần thấy được các thời điểm mà hệ thống phát huy mạnh mẽ tác dụng, và các thời điểm mà nó thua thiệt các phương pháp khác. Hệ thống nào cũng có điểm mạnh, điểm yếu cả, và kiếm tiền được hay không là nhờ trader thật am hiểu hệ thống và phương pháp họ dùng như lòng bàn tay.

Tuân thủ nghiêm ngặt quản lý vốn

Sợ vào lệnh có thể đến từ việc vào lệnh quá lớn, dẫn tới sợ mất tiền. Khi trade giao dịch không có quản lý vốn, anh ta sẽ vào lệnh lung tung, lúc lớn lúc nhỏ. Một khi dính các thua lỗ lớn, anh ta sẽ sợ và không dám vào lệnh lần sau nữa.

Các nguyên tắc quản lý vốn đơn giản không nhiều, nhưng nó lại cực kỳ hữu dụng trong việc dẹp bỏ nỗi sợ vào lệnh của trader:

  • Luôn sử dụng dừng lỗ khi đặt lệnh;
  • Vào lệnh với rủi ro cao nhất 2% tài khoản;
  • Chỉ vào các kèo có tỷ lệ lời lỗ thấp nhất 2:1 để có lợi thế cao hơn;

Chỉ sử dụng tiền của bản thân để giao dịch

Tiền vay mượn sẽ dính phải áp lực trả lại vốn vay và lãi vay, khiến trader rất dễ mất bình tĩnh. Bên cạnh đó sử dụng tiền của người khác lại mang thêm áp lực đó là cam kết lợi nhuận, và bất kỳ áp lực tâm lý nào cũng khiến trader sợ vào lệnh.

Ngày 22: Hai dấu hiệu đảo chiều xác suất đúng 90%

Trong bài này, ta sẽ học 2 dấu hiệu đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng báo hiệu 1 đợt đảo chiều sắp tới của thị trường với xác suất đúng rất cao. Anh em tập trung nhé.

Hãy cố gắng đọc hiểu các thanh nến và phát hiện 2 dấu hiệu sau:

1- Khi giá không thể giảm xuống được sau 1 Setup hoặc mô hình nến giảm giá
2- Khi giá không thể tăng được sau 1 Setup hoặc mô hình nến tăng giá.

Nó là 1 dấu hiệu bạn cần phải chú ý. Giá đang cố gắng truyền đạt cho anh em thông điệp gì đó qua hành động này, và anh em cần phải lắng nghe thật kỹ.

Việc giá không thể tăng mặc dù gần đó có 1 Setup tăng giá hoặc mô hình nến bullish chứng tỏ Setup đó mặc dù có hình dạng là tăng giá, nhưng động lượng bên trong của nó đã cạn kiệt cả rồi. Có thể đó chỉ là những phản ứng tăng giá cuối cùng của động lượng tăng, trong khi đó thực ra volume đã có thể cạn kiệt và không đủ sức đẩy giá tăng lên nữa.

Lấy ví dụ 1 thanh pin bar bullish với đuôi nến dưới rất dài, nếu đứng 1 mình thì ta có thể cho rằng đó là 1 mô hình nến tăng giá và giá có khả năng tăng tiếp tục. Nhưng khi nó được đặt vào bối cảnh pin bar xuất hiện sau 1 chuỗi nến tăng dài đâm đầu vào kháng cự thì đó lại là dấu hiệu giảm giá và đuối sức.

Thanh pin bar đó đang nói rằng tại 1 thời điểm nào đó trong thời gian hình thành cây nến, giá đã giảm rất mạnh xuống dưới để lại đuôi nến dài, mặc dù sau đó cũng được phe bò đẩy lên trên đóng cửa ở mức cao, nhưng mấu chốt là giá ĐÃ GIẢM TRƯỚC ĐÓ. Đó là sự đuối sức của phe bò.

Ví dụ:

BANKNIFTY chạm lại vùng kháng cự (là hỗ trợ trước đó vừa bị phá vỡ) và hình thành mô hình pin bar giảm giá, rất là bearish. Đoạn tích luỹ hiện tại cũng có dạng Bear flag (cờ giảm) và khả năng 1 sóng giảm tiếp diễn là cao.Nhưng hãy nhìn vào volume. Để ý giá retest kháng cự bằng 1 cột volume rất bé, và volume bán có vẻ như đang cạn kiệt. Volume đang nói lên rằng lực bán không còn nhiều. Nếu kịch bản giá phá vỡ kháng cự xảy ra thì nó có thể tăng lên đến kháng cự chính giữa.
Kết quả:

Giá tăng rất mạnh. Điều đó cho ta biết các mô hình nến chưa chắc đã đúng, câu chuyện đằng sau nó có thể rất khác.

Pin bar giảm giá tại vùng kháng cự này mặc dù đẹp nhưng xác suất lại thấp vì có volume thấp, vì phe gấu đã đẩy giá xuống nhưng với volume quá yếu nên không thành. Lực bán có thể khẳng định đã cạn kiệt vì thanh Pin bar với volume thấp này.

Ngày 23: Kinh nghiệm quý giá sau 20 năm trade Price Action

Hôm nay chúng ta sẽ được học các kinh nghiệm giao dịch Price Action sau 20 năm sử dụng phương pháp này để giao dịch của chính tác giả PAVLeader (giấu tên). Tác giả này đã có hơn 20 năm giao dịch bằng phương pháp Price Action – phân tích hành động giá trên biểu đồ trần trụi. Anh có những kinh nghiệm cực kỳ giá trị và những cách phân tích biểu đồ cực kỳ độc đáo và chính xác, hôm nay chúng ta sẽ học hỏi kinh nghiệm từ anh.

Những kinh nghiệm quý giá sau 20 năm giao dịch Price Action:

1, Không có đỉnh nào là quá cao và không có đáy nào là quá thấp. Do đó không bao giờ là quá muộn để mua vào hay bán ra, miễn là xu hướng vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó đừng bao giờ cho rằng giá đang quá cao để bán, hay quá thấp để mua.

2, Trong môn cricket, bạn càng dành nhiều thời gian quan sát quả bóng, bạn sẽ càng thấy nó to hơn và rõ ràng hơn, và khả năng bạn ghi bàn sẽ tăng lên.

Tương tự, trong trading, bạn dành càng nhiều thời gian để quan sát thị trường và học cách phân tích, thì câu chuyện của thị trường sẽ ngày càng rõ ràng hơn với bạn, và biểu đồ giá sẽ dần dần nói chuyện với bạn. Hãy tin tôi đi!

3, Thị trường chứng khoán cũng giống như khối rubik. Mỗi khi bạn nghĩ rằng bạn thông hiểu nó rồi thì tất cả những mức độ phức tạp và độ khó của nó lại thay đổi, không bao giờ giữ nguyên như cũ. Những người giải được khối Rubik là những người hiểu được các nguyên tắc, cho nên bất kỳ sự thiên biến vạn hoá nào của khối Rubik cũng có thể giải được nếu tuân theo nguyên tắc. Còn những kẻ không có nguyên tắc hoặc không biết tuân theo nguyên tắc cuối cùng sẽ thất bại.

4, Đừng trade tất cả những chuyển động của giá hay tất cả những gì bạn thấy trên biểu đồ. Hãy chỉ trade 1 vài Setup (thiết lập giao dịch) cho thật thành thạo, và chỉ trade khi Setup đó xuất hiện. Bạn chỉ cần 1 Setup để kiếm rất nhiều tiền, không cần nhiều hơn.

5, Đừng bao giờ sử dụng 1 phần hay toàn bộ số lợi nhuận bạn kiếm được trong ngày để vào 1 trade không có trong kế hoạch. Nhiều trader sẽ nghĩ rằng “rủi ro thấp mà, ngay cả khi tôi thua thì tôi vẫn có lợi nhuận cho ngày hôm nay.” Suy nghĩ đó là sai lầm. Cái trade đó sẽ thua và sẽ ảnh hưởng đến niềm tin cũng như cảm giác giao dịch của bạn cho ngày mai.

6, 99% những vấn đề trading của bạn sẽ được giải quyết nếu bạn bắt đầu học cách suy nghĩ như 1 quỹ đầu cơ.

Thay vì nghĩ rằng mình chuẩn bị vào 1 lot thì hãy nghĩ rằng mình chuẩn bị vào 1000 lot, thì bạn có chấp nhận vào lệnh không?

7, Khi bạn cố gắng bắt được tất cả các giao dịch trên nhiều khung thời gian, bạn sẽ bắt được thua lỗ.

Hãy giao dịch trên 1 khung duy nhất.

Ngày 24: Giao dịch thực chiến (P1)

Như vậy là ta đã đi xong toàn bộ phần lý thuyết và các kiến thức cần nắm về price action để vận dụng trong phân tích. Các ngày còn lại của sê ri Thành thạo Price Action trong 30 ngày sẽ dành hoàn toàn cho việc áp dụng những gì đã học vào phân tích thực chiến. Tất cả những kiến thức về cung, cầu, đường xu hướng, giao dịch pullback, breakout, cách đi theo xu hướng, cách dừng lỗ chốt lời và đọc hiểu hành động giá vv đều sẽ được áp dụng vào các biểu đồ thực. Đây là các ngày cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua nếu anh em muốn sử dụng Price Action trong giao dịch để kiếm lợi nhuận.

Trade 1: 26/2/2019

Đáy đã được thiết lập trên biểu đồ Banknifty. Chờ giá điều chỉnh xuống để buy và giữ SL cách 10 điểm so với vùng cầu. Nếu vượt qua 26855 thì có thể chạm lại được 26965.

Chart:

1, Gap nhảy xuống giờ mở cửa, giá đóng cửa dưới vùng cầu với volume cực cao. Bóng nến trên dài, dấu hiệu lực bán.

2, Nến tiếp theo là nến giảm với volume thấp hơn nến trước, giá đóng cửa thấp hơn nến trước, bóng ngắn. Áp lực bán vẫn còn tiếp diễn

3, Doji nhỏ với volume thậm chí còn thấp hơn nữa. Đây là sự phân vân (nến nhỏ cho thấy gấu đã mất sức bán và bò bắt đầu hứng thú mua vào)

4, Nến có bóng dưới rất dài với volume cao hơn hẳn nến trước và đóng cửa ở phần thân trên của nến. Đây là hứng thú mua vào của phe bò. Đây chính là thanh nến tín hiệu, nhưng ta vẫn chưa có sự xác nhận

5, Đây là nến tăng hướng về phía đỉnh thị trường với volume đủ tốt. Cho thấy sức mạnh và đã xác nhận lực mua từ thanh nến trước. Nếu nến trước có lực mua là giả hoặc lực mua yếu thì nến này không thể đóng cửa 1 cách bullish như vậy được.

6, Nến pin bar giảm giá nhỏ với volume thấp hơn. Phe gấu vẫn còn tồn tại và muốn đạp giá xuống, nhưng lực đã rất yếu.

7, Nến này phá vỡ đáy nến 6 nhưng không thể giảm thấp hơn được nữa. Thay vào đó nó lại tăng mạnh mẽ và đóng cửa rất bullish ở phần trên của nến với volume cao hơn nến trước. Đây là 1 nến cho thấy sức mạnh của phe bò.

8 & 9, 2 nến này là nến yếu với bóng trên nhưng volume lại không đáng kể. Đây có thể là chốt lời tạm thời của những buyer mua được quanh vùng đáy.

10, nến cực kỳ bullish, xoá bỏ toàn bộ mọi nghi ngờ mang tính bearish của nến 8 và 9. Nó cho thấy phe bò vẫn còn đang hoạt động mạnh và có thể đẩy giá cao hơn. Lúc này giá chạm kháng cự hợp lưu tại vùng cung và đường ema 21, hợp lý để chốt lời.

11, để lại bóng nến cho thấy lực chốt lời, tuy nhiên giá nhanh chóng phá vỡ vùng cung bằng 1 nến rất mạnh, volume rất cao. View đổi sang bullish.

Ngày 25: Phân tích thực chiến từng thanh nến

Hôm nay chúng ta sẽ học cách thực chiến phân tích từng thanh nến để thấy được câu chuyện đằng sau của hành động giá, từ đó đi đến quyết định vào lệnh hợp lý nhất. Kỹ năng phân tích thực chiến từng thanh nến là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ price action trader nào, và có thể giúp nâng cao xác suất trong giao dịch price action.

Từng thanh nến được đánh dấu dựa theo các phân tích sau đây theo thứ tự:

1, nến giảm lớn với bóng nến ở cả 2 phía đi kèm volume cực lớn và đóng cửa dưới đáy ngày hôm trước. Mặc dù là nến cho thấy đợt giảm nặng nhưng vẫn có bóng nến bên dưới cho thấy lực bắt đáy mua lên —> quyết định chờ đợi, chưa bán vội

2, giá tăng lên nhưng gặp lực bán xuống, có thể do các trader đã bắt đáy trước đó giờ chốt lời. Giá đóng cửa tăng tuy nhiên vẫn để lại bóng trên cho thấy lực bán còn lớn

3, hành động tương tự nến 2 nhưng lần này lại đóng cửa giảm, tức quanh đỉnh nến 2 và 3 có phe gấu đang phục kích, cần quan sát xem phe gấu này có thể đẩy giá giảm đến đâu.

4, 1 chút lực bán mạnh đã xuất hiện và ta thấy 1 nến tăng mạnh với giá đóng cửa mạnh. Điều này có nghĩa là 2 nến trước đó không có lực bán đủ mạnh. Nến này đơn giản là nến chốt lời bởi những con bò yếu ớt. Volume vẫn giảm dần mặc dù nến đóng cửa tăng tốt, cho thấy lực mua đằng sau vẫn còn yếu và vẫn không đủ để đẩy giá lên

5, nến này là 1 cú chạm lại với volume thấp rất đẹp và lại đóng cửa gần đỉnh. Dấu hiệu lực bán bị cạn kiệt nhưng chúng ta vẫn cần phải chờ 1 nến xác nhận tiếp theo. Thông thường các cú test như thế này sẽ được theo sau bởi 1 nến tăng mạnh, như ta thấy thì nến tiếp theo lại là 1 nến giảm yếu ớt, chưa giao dịch được.

6, 1 nến chạm lại với volume thấp và đóng cửa gần đỉnh đẹp nữa. Phe bò đang hỗ trợ cho vùng đáy của nến này và không để cho giá giảm thấp hơn vùng đó. Khả năng giá giảm xuống từ đây đã thấp đi và các lệnh mua dành cho trader chấp nhận rủi ro có thể được đặt phía trên nến 6. Các buyer bảo thủ có thể chờ đợi thêm

7, phe bò trỗi dậy, 1 nến tăng lớn vượt qua đỉnh các nến trước

8, tại đây phe bò gặp phe gấu mạnh mẽ và bị đạp xuống, kháng cự chính là đường ema 21. Đây chính là Setup chúng ta chờ đợi ngay từ đầu để bán theo xu hướng. Cột volume lớn cực đại cho thấy phe gấu phục kích quanh vùng này rất nhiều và vô cùng mạnh mẽ. Sell dưới đáy nến, dừng lỗ phía trên đỉnh.

Ngày 26: Phân tích thực chiến từng thanh nến (tt)

Hôm nay chúng ta đi tiếp phần phân tích thực chiến từng thanh nến trong biểu đồ của ngày học 25 nhé anh em. Anh em tập trung vì phần phân tích này cần sự tập trung cao độ để biết được khi nào cơ hội vào lệnh đến.

Nến số 9: Những con gấu hung hăng có thể bán khống khi giá phá vỡ đáy thanh nến này, nhưng tôi muốn chờ đợi thêm 1 thanh nữa xem phe bò có đủ sức tấn công khiến giá tăng để kiểm tra lại đuôi thanh nến 8 được không. Phe bò đã cố gắng thêm vài lần nữa trong 2 thanh đằng sau nến 8 nhưng lại bị gấu chiến thắng tại thanh 9. Điều này xác nhận rằng phe gấu đã hoạt động tích cực hơn quanh khu vực này.

Nến 10: Đây là lần tấn công cuối cùng của phe bò nhưng giá chỉ tăng và đóng cửa được cao 1 chút, nến tăng yếu với volume không hứa hẹn. Đây chỉ là sự suy yếu của phe bò.

Nến 11: Đây là nến xác nhận phe gấu đã hoàn toàn chiến thắng và là nến an toàn để sell. Nến giảm với thân lớn, có volume cao hơn nến trước và đóng cửa rất thấp quanh đáy nến. Chúng ta có thể sell ngay giá đóng của thanh này hoặc giá mở thanh tiếp theo.

Nến 12: Sau khi vào lệnh sell thì ta chờ đợi câu trả lời của thị trường. Nến tăng tiếp theo có giá đóng rất yếu, nến tiếp theo nữa lại càng bearish hơn vì để lại bóng nến bên trên, đó lại là 1 lần cố gắng vượt tăng lên nữa thất bại của phe bò. Nó cho thấy phe bò vẫn đang tồn tại và cố gắng bảo vệ vùng đáy này khỏi bị thất thủ.

Nến 13: Nến này phá vỡ đáy của tất cả các nến trước đó và cũng từ chối giá tại các đỉnh nến trước, đây là 1 nến cực kỳ bearish. Volume giảm giá mạnh mẽ cao hơn các cột volume trước đó, đây là 1 đợt tấn công mạnh mẽ của phe gấu. Kịch bản lý tưởng là giá có 1 đợt giảm tiếp tục sau thanh nến này và đem lại cho ta phần lớn lợi nhuận cho kèo trade này.

Nến 14: Giá tạo ra đáy mới nhưng những buyer cực kỳ mạnh mẽ lại xuất hiện. Đây là vùng giá đã bắt đầu thu hút các buyer đang đứng ngoài thị trường nhảy vào mua. Thanh số 14 này có giá đóng cực kỳ bullish, volume rất mạnh (cao nhất kể từ nến số 2). Đây là dấu hiệu cảnh báo phe gấu nên thoát vị thế sell trước đó.

Nến 15: Giá giảm trở lại, giống như 1 lần tạm nghỉ của phe bò trước khi tiếp tục tấn công tiếp. Nến này có volume nhỏ cho thấy gấu rất yếu và bò chỉ đơn giản là tạm nghỉ.

Nến 16: Giá vượt qua đỉnh trước của 2 nến liền trước và đóng cửa bên trên với volume cao hơn. Sức mạnh đã được xác nhận. Phe gấu nếu chưa đóng vị thế phải đóng ngay lập tức sau nến này. Buyer hung hăng có thể buy phía trên đỉnh

Ngày 27: Giao dịch thực chiến từng thanh nến

Hôm nay chúng ta lại tiếp tục phân tích các biểu đồ thực chiến theo từng thanh nến sau chuỗi bài lý thuyết. Giờ mục tiêu là anh em cần phải thực sự thông hiểu và thành thạo cách tiếp cận 1 biểu đồ và phân tích nó theo phương pháp Price Action, biết cách kết hợp nến với volume để nhận diện các điểm đảo chiều xác suất cao, và vào vị thế 1 cách chắc chắn. Những ngày cuối cùng trong sê ri “Thành thạo Price Action trong 30 ngày” sẽ hoàn toàn dành cho việc luyện tập và thực hành phân tích trên biểu đồ.

Ví dụ:

Nến 1: nến giảm lớn đóng cửa ở mức thấp với volume cực lớn (gấp đôi so với các thanh volume trước đó), cho thấy đây là 1 cú xả hàng kết hợp với bán tháo. Tuy nhiên thanh nến này vẫn để lại 1 chút bóng dưới, cho thấy vẫn còn 1 vài con bò nhảy vào cố gắng bắt đáy. Việc giá giảm nặng nề và giao dịch nhất quán dưới đường MA cho thấy xu hướng giảm khả năng vẫn còn tiếp diễn.

Nến 2: nến giảm nhỏ hơn cho thấy lực cung đã bớt hung hăng, không có bóng nến và volume giảm rõ rệt. Nến này được bao bọc hoàn toàn từ đỉnh xuống đáy bởi nến trước, hợp thành 1 cụm inside bar làm tăng khả năng tiếp diễn xu hướng giảm. Đây là nến tạm dừng nghỉ chân của phe gấu trước khi đạp tiếp.

Nến 3: 1 bullish pin bar cho thấy phe gấu đã không còn mạnh như 2 nến trước nữa, đặc biệt đuôi nến khá dài và volume tăng vọt, đây chính là nến bắt đáy của phe bò. Những con bò hung hăng (aggressive) đã mua vào tại thanh nến này và kỳ vọng có 1 cú bật tăng sau đó.

Quan Sát các nến giảm ngắn dần cho thấy lực cung yếu dần, được thay thế bởi lực cầu ngày càng mạnh lên dần.

Nến 4: nến tăng đầu tiên trong chuỗi nến giảm, tuy nhiên đây là 1 nến sức mạnh rất tốt: volume cao hơn 2 nến trước và đóng cửa gần vùng đỉnh. Nến này đã hấp thụ toàn bộ lực bán trước đó, phe gấu đã cạn kiệt sức lực và không thể đạp giá xuống thấp hơn nữa

Nến 5: bearish pin bar có bóng trên dài, cho thấy áp lực bán xuống ở vùng giá bên trên vẫn còn mạnh. Tuy nhiên điểm quan trọng là giá không thể phá vỡ đáy nến này sau đó và không thể giảm thêm, tức áp lực bán đã không còn.

Nến 6: nến giảm đóng cửa gần đáy tuy nhiên không phá vỡ được đáy nến 5, volume cũng thấp hơn nến 5. Thanh nến tiếp theo phá vỡ đáy nến 6 nhưng lại có volume thấp hơn và đóng cửa tăng giá, đây chính là 1 false break để bẫy các con gấu còn sót lại

Nến 7: nến tăng mạnh, volume cao hơn 6 nến liền trước, phe bò đang tấn công

Nến 8: nến tăng cực mạnh vượt qua đỉnh nến 5 và đóng cửa bên trên ema 21, xác nhận tạo đáy.

Ngày 28: Giao dịch thực chiến từng thanh nến (tt)

Tiếp tục là chuỗi ngày luyện tập phân tích thực chiến, còn vài ngày nữa là chúng ta sẽ tốt nghiệp khoá này, cố lên anh em!

Nến số 1: Nhìn sang trái và xét xu hướng. Chúng ta đang ở trong xu hướng tăng nhưng cấu trúc quan trọng (96-101) đã bị phá vỡ, do đó khởi đầu 1 xu hướng giảm.

Nến số 2: Giá đã giảm khá nặng sau khi phá vỡ khỏi vùng này do đó nếu sell ngay tại đây thì sẽ không có lợi thế lắm về mặt tỷ lệ risk reward, do đó loại bỏ kèo sell

Nến 3: Tốt nhất tại vị trí này ta nên tìm cơ hội giao dịch buy ngược xu hướng giảm. 2 thanh nến gần nhất có khá nhiều ý nghĩa. Nến chính giữa nến 2 và 3 là 1 nến giảm với volume tốt nhưng lại không thể phá vỡ đáy nến 2 và ngay lập tức tìm được hỗ trợ là đường ema 21 bên dưới. Tại nến 3 giá phá vỡ vùng kháng cự 101, đóng cửa rất bullish và volume tốt. Đây chỉ mới là dấu hiệu phe bò đang chuẩn bị mua vào, chúng ta cần sự xác nhận.

Nến 4 (đằng sau nến 3): đây là nến xác nhận cho thấy phe bò đang hoàn toàn kiểm soát câu chuyện: bởi nến 3 có bóng trên nên ta vẫn còn phân vân, tuy nhiên nếu giá phá vỡ đỉnh nến 3 thì ta đã có tín hiệu xác nhận buy.

Do đó tại thời điểm này ta có thể buy stop phía trên nến số 3, khi lệnh khớp tức là ta có tín hiệu xác nhận phe bò đã chiến thắng, dừng lỗ ta đặt dưới mức 96 (dưới đáy nến 3). Một dấu hiệu bullish của giá tại thời điểm này đó là giá đã đóng cửa nhất quán bên trên đường ema 21.

Nến 1: Ta đang có xu hướng tăng nhưng giá đang tiếp cận 1 vùng supply cực mạnh (đỉnh trước đó). Nến 1 cho thấy sự từ chối quan trọng của giá tại vùng supply.

Nến 2: Nến 1 và 2 có bóng trên rất dài với volume lớn, tức lực bán tại 2 nến này là cực mạnh

Nến 3: là sự phân vân dưới dạng 1 doji và tiếp nối là 1 nến giảm mạnh (nến 4), đây là nến xác nhận rằng phe gấu đang chiến thắng và sẽ kéo giá giảm

Nến 4: Chúng ta có thể sell ngay khi nến này đóng cửa, hoặc sell stop dưới đáy nến này 1 chút bởi ta đã có tín hiệu xác nhận. Đây là Setup cho thấy sự tham gia của dòng tiền thông minh đạp giá xuống

Nến 5: các Trader hung hăng có thể đặt SL phía trên đỉnh của doji, và các Trader bảo thủ có thể đặt SL phía trên đỉnh nến 2

Nến 6: nến 5 tìm được hỗ trợ tại đường ema nhưng nến 6 lại là 1 nến cực kỳ bearish đóng cửa gần vùng đáy

Nến 7: 1 nến giảm cực mạnh xuyên thủng đường ema cho thấy phe gấu đã hoàn toàn chiến thắng.

Ta có 3 mục tiêu chốt lời tương ứng với 3 swing low trước đó. Để ý tất cả các lần giá tiếp cận đường ema đều bị từ chối nặng nề (các mũi tên xanh)

Ngày 29: Phân tích thực chiến và vào lệnh

Tiếp tục thực chiến phân tích biểu đồ từng thanh nến nhé anh em

Ví dụ 1:

Nhìn biểu đồ trên (hiện giá đang ở vị trí bên phải ngoài cùng), anh em hãy tự trả lời các câu hỏi sau:

  • Liệu có vào lệnh không, là buy hay sell?
  • Điểm vào lệnh là ở đâu, dừng lỗ và chốt lời tại đâu?
  • Những lý do nào để vào lệnh?

Đáp án:

  • Bối cảnh là giá đã phá vỡ vùng demand trước đó và nay đang test lại vùng này như là 1 supply (kháng cự)
  • Giá đang kéo ngược (pullback) để retest vùng supply, để ý rằng vùng supply này hợp lưu với đường ema 21 càng làm tăng thêm độ mạnh của nó
  • Nến 1 có động lượng tăng vẫn còn mạnh nhưng đã để lại bóng trên cho thấy 1 chút lực bán, hợp lý vì đỉnh nến 1 vẫn chưa chạm được đường ema
  • Nến 2 có đỉnh cao hơn và đáy cao hơn nến 1 (1 xu hướng tăng nhỏ trên khung thời gian thấp), tuy nhiên đóng cửa bearish và là 1 nến giảm, cho thấy phe bò đang mất đi động lượng tăng
  • Nến 3 có hành động khá tương đương nến 2 (tạo đỉnh cao hơn đáy cao hơn), nhưng càng cho thấy lực bán mạnh mẽ hơn do có bóng nến trên rất dài. Đây cũng được gọi là 1 bearish pin bar
  • Nến 4 phá vỡ đáy nến trước đó nhưng lại không đóng cửa thấp hơn. Có nghĩa có 1 chút lực mua gần vùng đáy này (315-316)
  • Nến 5 tạo ra đỉnh cao hơn với giá đóng khá bullish, tuy nhiên sự từ chối tại đường ema 21 và tại vùng supply đã mạnh mẽ hơn. Ta cần phải hết sức chú ý từ thanh nến này trở đi, nến tiếp theo có thể quyết định ta nên sell hay không;
  • Nến 6 mở cửa thấp hơn 1 chút, không thể phá vỡ đỉnh và đóng cửa gần vùng đáy cho thấy áp lực bán tiếp tục tăng dần. Tới đây các Trader hung hăng (aggressive) đã có thể đặt sell stop dưới đáy nến 6, dừng lỗ trên đỉnh rồi
  • Nến 7 phá vỡ đáy cụm nến tích luỹ mạnh mẽ, tới đây là phe bò đã hoàn toàn chịu thua, Trader bảo thủ có thể sell ngay khi nến 7 đóng cửa
  • Chốt lời tại vùng đáy trước là 1 vùng cầu mạnh

Ví dụ 2:

Tương tự ví dụ 1, hãy trả lời các câu hỏi: nên buy hay sell, tại đâu, dừng lỗ chốt lời ở đâu, các lý do vào lệnh.

Đáp án:

Bên trái ta thấy giá có xu hướng giảm chủ đạo, sau đó thực hiện 1 đoạn pullback phức (complex pullback) có hình dạng của 1 xu hướng tăng nhỏ. Dễ thấy đoạn pullback này chính là lá cờ của mô hình cờ giảm (bear flag), chuẩn bị tâm thế sell.

Nến 6 đã phá vỡ đường xu hướng tăng 1-4 và đóng cửa dưới đường ema. Sell stop dưới đáy nến 6, dừng lỗ trên đỉnh.

Tại các mũi tên đỏ, giá liên tục bị từ chối. Sell khi giá phá vỡ đường xanh lá

Ngày 30: Vẻ đẹp của Price Action

Ngày cuối cùng của sê ri Thành thạo Price Action trong 30 ngày xin được dành để phân tích 1 vài ví dụ thực chiến cuối cùng, sau đó chúng ta sẽ bàn về vẻ đẹp của Price Action- phương pháp giao dịch hành động giá. Xin cảm ơn tất cả các anh em đã theo dõi sê ri này từ ngày đầu đến ngày cuối, bây giờ chúng ta cùng bắt đầu bài học cuối cùng nhé.

Ví dụ 1:

Nhìn biểu đồ và xác định hành động hợp lý tại thanh nến cuối: buy hay sell? Nguyên nhân vào lệnh? Điểm vào lệnh và điểm thoát tại đâu?

Đáp án:

Ngay khi vùng đáy swing low 1 bị phá vỡ xuống, ta đã có 1 cú phá vỡ cấu trúc (structure break) khiến xu hướng chuyển từ tăng sang giảm. Vùng 1 cũng mặc nhiên trở thành 1 vùng cung có thể sell khi giá tìm về.

Giá tăng lên tại swing low 2, có thể vẽ được 1 đường xu hướng tăng kéo dài, giá đang tôn trọng đường xu hướng này nên có thể sell khi đường xu hướng bị phá vỡ.

Giá test vùng cung tại 3, để lại 1 bearish pin bar với bóng trên dài. Các trader hung hăng có thể sell ngay tại đây, dừng lỗ phía trên đuôi nến. Giá phá vỡ đường xu hướng bằng nến 4 và retest lại đường xu hướng bằng nến 5. Các trader bảo thủ có thể sell tại nến 5, dừng lỗ phía trên đuôi nến. Nhồi thêm lệnh sell khi vùng cung tại đáy 2 bị phá vỡ.

Ví dụ 2:

Câu hỏi tương tự ví dụ 1.

Đáp án:

Tại biểu đồ này ta có thêm đường ema 21 làm 1 nguồn thông tin tham khảo. 1-2-3 là 3 cú chạm lại kỹ thuật tại đỉnh trước đó, và giá đang tôn trọng đỉnh này. Giá chạm lại swing High trước đó là 5 tại 6 và giảm lại ngay lập tức, tuy nhiên đến thời điểm này xu hướng vẫn còn là tăng và đường ema vẫn chưa bị thất thủ.

Nến 7 phá vỡ hỗ trợ 1-2-3, đóng cửa bên dưới, xác nhận có cú bẻ gãy cấu trúc và đồng thời đường ema 21 cũng bị xuyên thủng. Lúc này ta đã có xu hướng giảm và tìm cơ hội sell ngay khi giá tạo cú retest đầu tiên.

Giá chạm lại đường ema 21 và hỗ trợ vừa bị phá vỡ bằng đuôi 1 nến pin bar dài. Sell ngay dưới đáy thanh nến này với dừng lỗ phía trên đuôi nến. Khi giá tiếp cận vùng demand đầu tiên được tạo ra bởi swing low trước đó, ta chốt 1/2 vị thế. Khi giá tiếp cận vùng demand thứ 2 (rất mạnh), ta chốt 1/2 vị thế còn lại.

Kết luận

Vẻ đẹp của Price Action nằm ở chỗ nó kích thích sự sáng tạo của từng trader sử dụng nó. Trong khi mỗi biểu đồ trần trụi đều trông giống nhau, nhưng mỗi trader sẽ có cách phân tích và nhìn nhận khác nhau khiến cho phương pháp này trở nên vô cùng thú vị. Khi đó đúng sai sẽ không còn quan trọng nữa, quan trọng là làm sao để kiếm được lợi nhuận từ việc phân tích biểu đồ, và làm sao có thể hiểu được cách di chuyển của thị trường. Và cái hay là mỗi trader sẽ ngày càng cải thiện nếu rèn luyện mỗi ngày.

Hy vọng sau sê ri này, anh em sẽ thấy được cái hay của phương pháp Price Action và biết cách vận dụng nó để giao dịch hiệu quả.

Written By

Quách Gia

Quách Gia

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *