Phân tích cơ bản (fundamental analysis) là một trong những chiến lược đầu tư chứng khoán giúp bạn đánh giá giá trị của một tài sản bằng cách xem xét các yếu tố cơ bản.
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản có tiếng anh là Fundamental Analysis (viết tắt FA).
Bạn có biết rằng từ rất lâu rồi phân tích cơ bản được xem là phương pháp duy nhất và đúng nhất để đưa ra quyết định giao dịch?
Trước những năm 1970, chỉ có một số rất ít trader sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, họ được coi là nhóm thiểu số của cộng đồng Trading, rất ít và rất kỳ lạ.
Cũng thật khó tin, khi Wall Street và hầu hết các quỹ lớn và các tổ chức tài chính đã từng cho rằng: “Phân tích kỹ thuật là hình thức rất thần bí và lừa gạt, chỉ có phân tích cơ bản mới có thể kiếm tiền được trên các thị trường tài chính.“
Phân tích cơ bản là việc phân tích tất cả các biến số (kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai …) mà có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa cung và cầu đối với một loại tài sản cụ thể nào đó.
Dựa vào phân tích cơ bản cổ phiếu, bạn có thể tìm ra những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiềm lực tài chính tốt và tiềm năng tăng trưởng quy mô trong tương lai. Đó cũng là cách đem lại những khoản đầu tư vô cùng thành công cho Warren Buffett, Benjamin Graham.
Phân tích cơ bản thường gắn liền với triết lý đầu tư giá trị và đầu tư dài hạn giúp nhà đầu tư đảm bảo 3 yếu tố kĩ lưỡng, an toàn vốn và hứa hẹn mức lợi nhuận đạt yêu cầu.
Tại sao phân tích cơ bản hiệu quả?
“Cung cầu quyết định giá cả” là câu nói quá quen thuộc với bất kỳ ai. Phần khó nhằn là việc phân tích tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu.
Bạn phải hiểu lý do tại sao và làm thế nào những sự kiện như: “Tăng lãi suất” ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính sách tiền tệ của một quốc gia, cuối cùng là ảnh hưởng đến cung cầu đối với tiền tệ.
Ý tưởng đằng sau phân tích cơ bản là: Nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia tốt, tiền tệ của họ sẽ được đánh giá cao và nhu cầu của đồng tiền đó sẽ tăng lên, và ngược lại.
Chúng ta hãy xem xét một ví dụ:
Giả sử rằng nước Mỹ vừa công bố “báo cáo tỷ lệ thất nghiệp”. Báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhiều so với báo cáo tháng trước.
Từ báo cáo này chúng ta có thể đưa ra kết luận gì?
- Thất nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội …
- Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội: Thất nghiệp tăng làm trật tự xã hội không ổn định, hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, …
- Thất nghiệp ảnh hưởng đến chính trị: Thất nghiệp tăng tác động đến kinh tế và xã hội của đất nước, đời sống người dân đi xuống dẫn đến sự ủng hộ của người dân đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm …
=> Từ những ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp lên tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của Mỹ, có thể kết luận được khi Mỹ công bố báo cáo tỷ lệ thất nghiệp, đồng USD sẽ có sự suy yếu.
Còn vấn đề đồng USD sẽ suy yếu nhiều hay ít và trong bao lâu còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể với đầy đủ thông tin chính xác.
Các bước phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản bao gồm 3 bước chính:
Bước 1: Phân tích vĩ mô
Phân tích vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá và hiểu rõ hơn về môi trường kinh tế toàn cầu. Để thực hiện một phân tích cơ bản hiệu quả, chúng ta cần tập trung vào các yếu tố chủ chốt như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Tăng trưởng kinh tế là một chỉ số quan trọng, đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Nếu một quốc gia đang trải qua giai đoạn tăng trưởng, điều này có thể tạo ra cơ hội đầu tư và tăng giá trị của tài sản. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế có thể đặt ra những thách thức lớn cho các nhà đầu tư.
Lạm phát là một yếu tố khác cần được xem xét. Sự gia tăng không kiểm soát của giá cả có thể ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ và có thể ảnh hưởng tới danh mục đầu tư của bạn.
Lãi suất, trong khi làm thay đổi giá trị của tiền tệ, cũng ảnh hưởng đến chi phí vay và đầu tư. Chính sách tiền tệ được thực hiện để kiểm soát lãi suất và ổn định nền kinh tế.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thường được kết hợp để duy trì sự ổn định kinh tế. Việc hiểu rõ về cách chúng tương tác và ảnh hưởng đến thị trường tài sản có thể giúp nhà bạn ra quyết định thông tin.
Bước 2: Phân tích ngành
Phân tích ngành là bước quan trọng để hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các yếu tố quan trọng khi phân tích ngành bao gồm:
Quy mô thị trường: Quy mô thị trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi phân tích ngành. Việc hiểu rõ về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, kích thước của thị trường và sự phân phối cổ phần giữa các đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp định hình chiến lược cạnh tranh của mình. Một thị trường lớn có thể mang lại cơ hội, nhưng cũng đi kèm với sự cạnh tranh cao.
Tiềm năng tăng trưởng: Nghiên cứu về tiềm năng tăng trưởng của ngành sẽ đưa ra cái nhìn về sự phát triển trong tương lai. Các yếu tố như xu hướng thị trường, nhu cầu người tiêu dùng, và sự đổi mới công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngành.
Cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành là quan trọng để doanh nghiệp có thể định hình chiến lược cạnh tranh của mình. Phân tích về đối thủ cạnh tranh, sức mạnh và yếu điểm của họ sẽ giúp xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính sách quản lý: Chính sách quản lý của ngành có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu về các quy định, luật lệ và chính sách mới có thể giúp doanh nghiệp dự đoán và ứng phó với các thách thức và cơ hội trong tương lai.
Bước 3: Phân tích doanh nghiệp
Phân tích doanh nghiệp là bước quan trọng để đánh giá toàn diện về hiệu suất và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện phân tích này, cần xem xét một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của công ty:
Trước tiên, tình hình tài chính của công ty là một chỉ số quan trọng. Bao gồm doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền, những yếu tố này là thước đo chính xác về khả năng sinh lời và ổn định tài chính của doanh nghiệp. Điều này cung cấp cái nhìn về khả năng tăng trưởng và khả năng vượt qua khó khăn.
Chất lượng quản lý là yếu tố quyết định sự thành công của công ty. Nghiên cứu về khả năng quyết định, kỹ năng lãnh đạo và chiến lược kinh doanh sẽ giúp đánh giá liệu công ty có khả năng thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh khó khăn hay không.
Sản phẩm và dịch vụ của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Phân tích chi tiết về chất lượng, tính độc đáo và sự cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp đánh giá mức độ hấp dẫn của công ty trên thị trường.
Thương hiệu của công ty cũng là một yếu tố quyết định. Sự uy tín và nhận thức của thương hiệu trên thị trường có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Cuối cùng, đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược và đạt được mục tiêu. Nghiên cứu về kỹ năng, sự cam kết và sự đa dạng trong đội ngũ nhân viên giúp đánh giá khả năng thực hiện chiến lược và giữ vững vị thế của công ty trong thị trường.
Các bước phân tích cơ bản theo Benjamin Graham
Nhiều nhà đầu tư cá nhân nhận thức được tầm quan trọng của phân tích cơ bản, nhưng họ thực hiện nó một cách hời hợt khi thứ họ quan tâm chỉ là lợi nhuận. Họ chú trọng vào lợi nhuận ngắn hạn, tăng trưởng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) mỗi quý nên kết quả phân tích thiếu tầm nhìn dài hạn. Đáng buồn thay, nhiều cá nhân lại thích đầu cơ lướt sóng dựa trên những thông tin như vậy
“Vậy nếu không chỉ nhìn vào lợi nhuận thì chúng ta sẽ cần nhìn vào những yếu tố nào?”
Bạn cần chính là một hệ thống phân tích kĩ lưỡng để hiểu được mô hình kinh doanh, triển vọng ngành, lợi thế cạnh tranh, năng lực tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Chỉ khi nắm rõ những vấn đề trên, bạn mới có thể yên tâm xuống tiền mua cổ phiếu.
Các tiêu chí trong hệ thống phân tích cơ bản của mỗi người là khác nhau. Benjamin Graham, cha đẻ của triết lý đầu tư giá trị đã đề xuất một hệ thống bao gồm hai nhóm nhân tố định lượng (quantitative) và nhân tố định tính trong cuốn sách Security Analysis (1934). Chúng ta sẽ cùng đến với một vài nhân tố – theo cá nhân tôi là quan trọng.
Phân tích định tính
Các nhân tố định tính (qualitative) bao gồm những yếu tố sau:
- Kỳ vọng ngành (prospect): đầu ra của ngành có triển vọng để doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong vài năm tới hay không?
- Mô hình kinh doanh (business): các doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành sẽ có mô hình kinh doanh khác nhau, tường tận về mô hình kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu thêm về lợi thế cạnh tranh và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi thế cạnh tranh (moat): đó có thể là lợi thế về nhãn hiệu (branding), bí quyết kinh doanh, độc quyền sản phẩm, chi phí sản xuất thấp (low-cost) nhờ quy mô lớn, bằng sáng chế (license), khả năng đàm phán với nhà cung cấp, khả năng huy động vốn. Lợi thế này có bền vững hay không? Và trong tương lai ban lãnh đạo có kế hoạch gì để cải thiện lợi thế cạnh tranh?
- Rủi ro (risk): rủi ro đến từ chu kỳ kinh doanh, biến động nền kinh tế, chính sách vĩ mô. Ban lãnh đạo có biện pháp khống chế rủi ro hay không?
- Ban lãnh đạo và quản trị (management): ban lãnh đạo có đáng tin cậy, có tầm nhìn tốt, có tư duy “win-win” với cổ đông hay không?
Các nhân tố trên bạn có thể tham khảo trên vietstock.vn hay cafef.vn hoặc thông qua các báo cáo phân tích ngành và doanh nghiệp của các công ty chứng khoán. Vì định tính nên bạn không cần tìm kiếm kết quả chính xác nhất.
Ngay cả những chuyên viên phân tích chứng khoán cũng chỉ có thể đưa ra dự báo tăng trưởng ngành dựa trên cảm quan cá nhân. Trường hợp này, bạn hãy cẩn trọng điều chỉnh lại con số dự phóng dựa trên kiến thức và phán đoán của bạn, thay vì tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối vào họ.
Phân tích định lượng
Các nhân tố định lượng (quantitative) bao gồm những chỉ tiêu tài chính (financials) bạn có thể tìm thấy trong báo cáo tài chính được doanh nghiệp công bố hàng quý và hàng năm, gồm:
- Doanh thu và lợi nhuận: tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROE, ROA, ROIC, biên lợi nhuận, các khoản thu nhập bất thường, chỉ số EPS.
- Tài sản và nguồn vốn: cấu trúc vốn, tỷ lệ nợ vay, cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tiền mặt, hệ số thanh toán.
- Dòng tiền: dòng tiền tự do, chi phí vốn CAPEX, chính sách cổ tức.
- Chỉ số giá thị trường: P/E và P/B.
Những chỉ tiêu trên là những “con số biết nói” và đều có mối liên kết với nhau, cơ bản nhất bạn cần kiểm tra số liệu giữa báo cáo kinh doanh, bảng cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ (3 bộ phận của báo cáo tài chính). Ngoài ra, việc so sánh các chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp cùng ngành là điều nên làm.
Các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích cơ bản
Trong phân tích cơ bản, bạn sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một số chỉ số tài chính quan trọng bao gồm:
- ROE (Return on Equity): Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
- ROA (Return on Assets): Lợi nhuận trên tổng tài sản
- EPS (Earnings per Share): Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
- P/E (Price to Earnings Ratio): Hệ số giá trên thu nhập
- P/B (Price to Book Ratio): Hệ số giá trên giá trị sổ sách
- P/S (Price to Sales Ratio): Hệ số giá trên doanh thu
Nhiều nhà đầu tư mới thường nóng lòng muốn thực hiện đó là định giá cổ phiếu. Đúng là định giá quan trọng thật, nhưng không đơn thuần là phép tính cơ bản mà nó cần nhiều kiến thức, nhiều cảm tính hơn.
Chính ta chỉ nên định giá cổ phiếu khi có kiến thức và kinh nghiệm nhiều, chủ yếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quản lý quỹ,…
Trên đây là những khái niệm đơn giản nhất, để bạn có được góc nhìn ban đầu về thị trường của một người theo trường phái Phân tích cơ bản.
Written By
Quách Gia
![](https://nguyenvanthang.online/wp-content/uploads/2024/07/nguyen-van-thang-1200x675-1.jpg)
Bài Viết Mới Nhất
- Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên tắc của lý thuyết Dow. Nguyên lý ứng dụng và hạn chế
- Affiliate Marketing là gì? Hướng dẫn làm affiliate marketing cho người mới
- Serotonin là gì? 6 Cách để tăng Serotonin mà không cần dùng thuốc
- EA là gì? Có nên sử dụng EA Robot hay không?
- Công nghệ Blockchain là gì? Hiểu Về Công Nghệ Blockchain Cho Người Mới